Chỉ huy Joseph J. Rochefort là người có công rất lớn trong việc dẫn dắt các thành viên trong ban giải mã Hypo phá mã một cách chính xác về thông điệp tấn công Midway của Nhật Bản.
Mã của Hải quân Nhật Bản dường như không giống mã của Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới II. Trong khi Nhật Bản chủ yếu sử dụng mật mã “sách” thì Đức quốc xã dùng máy Enigma và Lorenz để tạo và giải mã các thông tin cơ mật.
Mật mã “sách” của Nhật Bản hoạt động như sau: Người gửi tin soạn nội dung cần chuyển tin và sau đó sử dụng cuốn sách mật mã. Từ và cụm từ sẽ được thay thế bằng một nhóm các con số và chữ cái. Nội dung văn bản lần lượt được mã hóa ký tự. Sau đó, thông điệp được truyền đi. Tiếp theo, người nhận sẽ nhìn vào cuốn sách mật mã rồi đem đối chiếu với mật mã nhận được và giải mã, lắp ghép chúng thành thông tin hoàn chỉnh.
Mật mã của hải quân Nhật Bản đã được nâng lên mức cao từ những năm 1920. Họ dựa vào sách mật mã để bảo vệ thông tin liên lạc truyền đi. Tuy nhiên, Mỹ, Anh, Australia và Hà Lan đã có những thành công đáng kể trong việc phá mã của Nhật Bản. Mặc dù hải quân hoàng gia Nhật Bản thường xuyên thay đổi sách mã cũng như kỹ thuật bảo vệ chúng nhưng các mật mã của họ được cho là yếu và dễ bị phá. Tình báo hải quân Mỹ đã biết được một số phần trong hệ thống bộ giải mã liên lạc gốc của Hải quân Nhật Bản (JN-25). Mỹ đã có một cuốn sách mã gồm 90.000 từ và cụm từ.
Chỉ huy Joseph J. Rochefort đã cùng chuyên gia phá mã trong ban giải mã Hypo biết được thông tin trận chiến Midway của Nhật Bản. |
Mỹ đã rất cố gắng để có được những phiên bản giải mã sau này của Nhật Bản. Tuy nhiên, nó chỉ được tung ra ngay trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Việc thu thập được nhiều thông tin tình báo qua radio của hải quân Nhật từ cuộc không kích Doolittle đã khiến JN-25 mất giá trị.
Tháng 5/1942, Mỹ biết được thông tin Nhật Bản đang chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công lớn nhằm vào một mục tiêu được gọi là "AF" vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Nắm bắt thông tin đó, Mỹ hy vọng có thể phục kích trước khi xảy ra cuộc tấn công trên. Mặc dù những phân tích về các dữ kiện đó, đơn vị mật mã "Hypo" tại Trân Châu Cảng cũng tin rằng "AF" dùng để ám chỉ Midway. Mặt khác, Đô đốc Ernest King và đơn vị mật mã OP-20-G tin rằng, "AF" thuộc quần đảo Aleut và thời gian tấn công là cuối tháng 6/1942.
Các sỹ quan hải quân Mỹ đã đưa ra một mưu kế tài tình ở Ban giải mã Hypo để có thể xác định chính xác vị trí của "AF". Thông qua việc sử dụng dây cáp ngầm dưới biển, Ban giải mã Hypo đã yêu cầu chỉ huy căn cứ Midway gửi qua radio một tin nhắn về Trân Châu Cảng với nội dung: "Nước uống ở Midway đang cạn kiệt vì nhà máy nước bị hỏng". Sau đó, tin nhắn này được gửi bằng một kiểu mật mã mà họ cho rằng Nhật Bản đã biết cách giải. Ngay sau đó, một bức mật mã của người Nhật hóa mã bằng JN-25 với nội dung: "AF" gặp phải những vấn đề về nước ngọt và lực lượng tấn công phải lên trước kế hoạch về vấn đề này. Và "AF" được khẳng định là Midway.
Sau đó, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Chester Nimitz đã cho 3 tàu sân bay đến Thái Bình Dương để phục kích Nhật Bản trong cuộc tấn công Midway. Trong trận chiến này, Mỹ đã giành chiến thắng ngoạn mục khi đánh chìm 4 tàu sân bay của Nhật Bản. Tuy nhiên, Mỹ cũng mất một tàu sân bay trong trận Midway.