Mỹ phá đường dây bán visa cho giới nhà giàu Trung Quốc

Đặc vụ liên bang ở California ngày 5/4 bao vây 2 căn nhà và một doanh nghiệp bị cáo buộc liên quan đến đường dây lừa đảo thị thực (visa) trị giá khoảng 50 triệu USD.

Chính quyền ước tính đường dây này đã giúp khoảng 100 người giàu Trung Quốc được cấp visa cư trú ở Mỹ.
Theo thông tin từ FBI, các nghi phạm chính trong đường dây lừa đảo thị thực là Victoria Chan, luật sư hành nghề ở California, và cha cô này là ông Tat Chan.
Họ bắt đầu từ năm 2008 bằng việc thuyết phục 100 người Trung Quốc đầu tư đến 50 triệu USD cho cái gọi là “Quỹ nhập cảnh đầu tư California (CIIF)” và cho các công ty liên quan để được cấp visa diện EB-5.
My pha duong day ban visa cho gioi nha giau Trung Quoc
Ảnh minh họa. 
Chương trình EB-5 được xây dựng năm 1990, quy định sẽ cấp giấy phép để các công dân nước ngoài được định cư ở Mỹ (hay còn gọi là cấp thẻ xanh), đổi lại họ phải đầu tư ít nhất 500.000 USD vào một doanh nghiệp tại việc làm cho 10 người Mỹ. Vào năm 2014, 90% visa EB-5 được cấp là cho công dân Trung Quốc.
“Nhờ vào đường dây này mà rất nhiều người Trung Quốc đã được cấp thẻ xanh theo diện EB-5, ngay cả khi họ không thực sự đầu tư vào doanh nghiệp nào của Mỹ hay tạo ra việc làm mới nào cho Mỹ”, đặc vụ FBI Gary Chen nói.
Cá biệt, một số người người mà Victoria Chan giúp đỡ nằm trong danh sách 100 đối tượng bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất vì các tội như hối lộ và lạm dụng quyền lực.
Victoria Chan và cha cô này đã hứa sẽ hoàn tiền đầy đủ cho các khách hàng, nhưng lén lút giấu bớt để mua nhiều ngôi nhà trị giá hàng triệu USD cho bản thân và cho kẻ đồng loã là Fang Zeng, một công dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau cuộc khám xét, nhà điều tra cho biết họ vẫn chưa bắt giữ các nghi phạm và chưa đưa ra cáo buộc chính thức.

Số phận phiên dịch người Afghanistan sau khi Mỹ rút quân

(Kiến Thức) - Việc cấp thị thực vào Mỹ cho các phiên dịch người Afghanistan từng làm việc cho Mỹ sau khi quân đội nước này rời đi đang gặp nhiều khó khăn.

Thị thực Đặc biệt dành cho người nhập cư (SIV) là một chương trình đặc biệt của chính phủ Mỹ dành cho các phiên dịch viên người Afghanistan và Iraq từng làm việc cho quân đội Mỹ. Họ là những người có một vai trò quan trọng đối với quân đội, và chương trình Hỗ trợ người tị nạn Iraq ước tính có khoảng 50.000 người Iraq và Afghanistan đã làm phiên dịch viên trong suốt thập kỉ vừa qua. Tuy nhiên, làm việc cho người Mỹ cũng khiến họ phải trả một cái giá rất đắt: bị Taliban và nhiều tổ chức khủng bố khác xem là “kẻ phản bội”, khiến cho bản thân những người này và gia đình họ luôn ở trong tình trạng bị đe dọa. Chương trình SIV được sáng lập nhằm bảo vệ cho những người phiên dịch này cũng như gia đình họ bằng cách đưa họ nhập cư vào Mỹ.
Nhưng không may là chương trình này vẫn có nhiều thiếu sót, điều này đã dẫn đến cuộc biểu tình của những người phiên dịch viên ở Afghanistan bên ngoài Sứ quán Mỹ tại Kabul, yêu cầu chính quyền nước này thông qua những thị thực mà họ đã hứa sẽ cung cấp trước đó.
So phan phien dich nguoi Afghanistan sau khi My rut quan
 Những người phiên dịch viên ở Iraq và Afghanistan đóng một vai trò khá quan trọng đối với quân đội Mỹ khi là những người giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ với người bản địa.

Nga hủy chế độ miễn thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ

Nga tuyên bố sẽ ngừng chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1 tới.

Ngày 27/11, Nga tuyên bố sẽ ngừng chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1 tới, động thái diễn ra trong bối cảnh Moskva đang tiến hành các biện pháp trả đũa vụ Ankara bắn hạ máy bay ném bom của Nga.
Nga huy che do mien thi thuc cho nguoi Tho Nhi Ky
Nga quyết định ngừng miễn thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1/1/2016. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.