(Ảnh minh họa) |
Cũng có một số người bảo, thực chất từ ngày xưa, phụ nữ Trung Hoa đã biết sử dụng những thứ thủ công xung quanh mình để phục vụ cho chuyện tắm gội, và thậm chí họ cũng chăm chỉ tắm gội cho sạch sẽ là đằng khác. Và để giải quyết cho vấn đề này, thì cùng truy tìm một số tài liệu tin cậy để làm rõ bày sự thật này nhé!
Bao lâu phụ nữ Trung Hoa tắm một lần?
Đây chắc có lẽ là câu hỏi khiến đại đa số mọi người thắc mắc khi đề cập tới cái chủ đề tắm gội này của phụ nữ Trung Hoa cổ đại. Và có một sự thật bất ngờ rằng, họ, những nữ nhân "rườm rà" với những bộ cánh thừa vải rất thường xuyên tắm gội.
Vào đầu thời Tần, những người phụ nữ Trung Hoa thực hiện "ba ngày một lần gội, năm ngày một lần tắm", cho đến thời Hán thì thậm chí họ còn có một ngày riêng để tắm, được gọi là "hưu mộc", 5 ngày một lần, vào ngày này, giống hệt như một ngày nghỉ trong tuần, họ sẽ gác lại hết công việc mà dành phần lớn thời gian cho tắm rửa. Đến thời Đường thì thời gian được kéo dài ra thành 10.
Tranh minh họa (Nguồn: Pinterest.com) |
Có thể nói, phụ nữ xưa nói riêng và toàn thể người dân Trung Hoa cổ đại nói chung, rất coi trọng việc tắm. Thậm chí vào thời Tây Chu thì có một luật lệ đề ra để giúp người dân coi trọng việc tắm rửa hơn đó là muốn chầu Hoàng Đế thì trước đó phải tắm gội 3 lần trong 1 ngày.
Tắm bằng đất sét, rửa mặt bằng bùn, gội đầu bằng nước gạo và tro của cây ngải cứu
Tắm thì muôn đời phải dùng nước, nhưng thay vì có nước máy, nước giếng như ngày nay, thì phụ nữ Trung Hoa cổ đại dùng nước ở các sông hồ, chỗ nước trong mà lấy nước tắm hoặc gội. Chưa kể, cũng từ việc tắm rửa ở ao hồ như vậy, nên vô tình họ đã phát hiện ra loại "xà phòng" vô cùng tốt cho da đó chính là đất sét.
Họ thường dùng đất sét, chà xát lên da sau đó rửa sạch bằng nước. Nhưng đất sét chỉ có thể làm sạch những vùng da "già" như tay chân, vì thế da mặt họ không thể dùng đất sét để rửa. Thay vào đó, họ sử dụng bùn trong các ao hồ, ủ qua đêm để loại bỏ các chất gây hại xong sử dụng để rửa mặt. Thậm chí họ còn dùng loại bùn ủ giàu chất "kiềm" này để giặt đồ và… gội đầu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Một số tài liệu khác còn ghi chép, trong triều đại nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) phụ nữ đã biết tái sử dụng nước gạo để gội đầu và rửa mặt. Sau đó, họ còn biết sử dụng tro của một số loài thực vật, cụ thể là cây ngải cứu và cây cốt khí củ (một họ của rau răm) để làm sạch những vết dầu mỡ trên quần áo và tay chân. Sau này cải tiến hơn, họ còn trộn những loại tro trên vào bộ vỏ sò nghiền để phục vụ cho nhu cầu cá nhân tắm giặt.
Sử dụng tuyến tụy của lợn để làm… xà phòng tắm giặt, dùng bồ kết để giữ mái tóc đen tuyền và đánh răng
Thậm chí, về sau, người Trung Hoa cổ đại còn phát minh ra loại "xà phòng" khác có tên là "tảo đậu", bằng cách lợi dụng các enzim tiêu hóa trong tuyến tụy của loài lợn để gây nên hiệu ứng bọt.
Cụ thể là họ tách mỡ hết bao tụy tạng heo, rửa sạch máu bầm, rồi nghiền nát như cháo, sau đó trộn với bột đậu cùng hương liệu, vo viên nhỏ và phơi khô. Rồi nếu muốn tắm hoặc giặt giũ họ chỉ cần dùng một viên chà xát lên da hoặc ngâm trong nước rồi sử dụng như "xà phòng" ngày nay. Loại tảo đậu này có công dụng rất tốt cho da, kháng khuẩn, làm sạch quần áo thậm chí là có mùi hương tự nhiên rất dễ chịu dù cho được lấy từ nội tạng lợn. Nhưng vì làm ra không dễ nên ngày đó, giá thành của loại "xà phòng cổ đại" này hơi cao.
Hình ảnh tảo đậu - "xà phòng" cổ xưa của phụ nữ Trung Hoa. (Ảnh: Weibo) |
(Ảnh minh họa) |