Mỹ nam đẹp nhất nước Tề thời Chiến Quốc

Tề Uy vương vì muốn Trâu Kỵ luôn là mỹ nam số 1 nước Tề, đã huỷ dung nhan của Từ Công. Thế nhưng ông không thể ngờ vì việc này mà Trâu Kỵ trở nên điên loạn...

Mỹ nam đẹp nhất nước Tề thời Chiến Quốc: Bị điên loại vì tìm người đẹp trai hơn mình

Thời Chiến quốc, Trâu Kỵ là một người đẹp trai rất nổi tiếng của nước Tề. Thân cao (hơn 8 thước), dung mạo đẹp đẽ. Vẻ đẹp của chàng không chỉ là ở ngoại hình, mà chàng còn là người rất có chiều sâu trong tư tưởng.

Nhưng cũng chính là do chàng quá trầm tư nghĩ ngợi mà gặp phải bất hạnh, vì những người thường hay nghĩ ngợi sẽ là người đau khổ hơn so với người bình thường. So với ngoại hình, Trâu Kỵ thích người ta chú ý đến con người bên trong của mình hơn, ví dụ như chàng muốn người ta khen ngợi chàng về tài năng thơ ca, văn chương, cách ăn nói vân vân.

My nam dep nhat nuoc Te thoi Chien Quoc

Tranh minh hoạ Trâu Kỵ. Ảnh: Sohu.

Tương truyền đương thời, Trâu Kỵ luôn mơ mộng rằng sẽ có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đến gánh vác nỗi khổ não thay cho chàng. Mỗi sáng sớm, sau khi thức dậy, mỹ nam nước Tề này bèn đứng trước chiếc gương đồng mà thầm hỏi một cách u uất: Hỡi gương thần gương thần, hãy nói cho ta biết, ai là người đàn ông đẹp nhất nước Tề? Gương thần luôn áy náy mà bảo với chàng: Thật là đáng tiếc, hỡi chủ nhân của tôi, cho đến nay thì người vẫn là người đàn ông đẹp nhất nước Tề. Khi gương thần trả lời xong, gương luôn thấy Trâu Kỵ khóc nức lên một cách rất thương tâm, như mưa tháng ba đang lất phất từng hạt.

Cho đến một ngày nọ, gương thần đột nhiên nói với Trâu Kỵ rằng: Hỡi chủ nhân của tôi, cuối cùng thì người không còn là người đàn ông đẹp nhất nước Tề. Nay có một người đàn ông tên là Từ Công ở thành phía Bắc, hắn mới là người đàn ông đẹp nhất nơi đây.

Ngày hôm ấy, Trâu Kỵ cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ấy đến quá đột ngột khiến chàng không tin vào tai mình được. Vì thế nên chàng mới hỏi vợ của mình: "Giữa ta và Từ Công ai đẹp hơn?" Người vợ đáp: "Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như một quả cà đem sánh với quả anh đào vậy!" Trâu Kỵ lại hỏi tiểu thiếp, thiếp trả lời: "Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như một con cun cút đem sánh với con nhạn trên núi vậy!" Trâu Kỵ lại hỏi một môn khách, khách đáp: "Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như cỏ đuôi chó đem sánh với cây vân bân vậy!" (Vân bân một loại cây có gỗ tốt và đẹp).

Vài ngày sau, Trâu Kỵ trông thấy người đàn ông mà trong mắt mọi người là không thể sánh với mình. Trâu Kỵ suy tư, trầm ngâm phút chốc rồi bắt anh ta đi đến hoàng cung. Trâu Kỵ và Tề Uy Vương vừa uống rượu vừa trò chuyện, Trâu Kỵ bèn nói: "Đại vương, thần vốn không đẹp bằng Từ Công, nhưng vợ của thần muốn thần mua quả anh đào cho cô ấy; thiếp của thần muốn thần mua thức ăn lạ cho cô ấy; môn khách của thần muốn thần cho hắn ta vài súc gỗ quý để làm nhà, nên tất cả đều bảo Từ Công không đẹp bằng thần. Nhưng thực ra, nếu đem thần ra mà sánh với Từ Công thì thần chẳng khác gì quả cà, con chim cun cút, cỏ đuôi chó vậy, điều này đã chứng minh rằng họ đã che giấu thần. Đại vương, nếu từ việc này mà nói đến đạo trị quốc thì…"

Tề Uy Vương nghe Trâu Kỵ bảo thế cũng chìm đắm vào trong suy nghĩ. Hôm sau, Tề Uy vương triệu Trâu Kỵ vào diện kiến, nói với Trâu Kỵ một cách rất bí mật: "Ái khanh, khanh lại là một người đẹp nhất nước Tề đấy!" Trâu Kỵ không hiểu thế nào, bèn hỏi: "Tại sao thế?" Tề Uy vương cười nói: "Quả nhân đã huỷ dung nhan của tên Từ Công ở thành phía Bắc rồi, bây giờ thì bọn thê thiếp của khanh có khen khanh đẹp trai thì đương nhiên là nói đúng sự thật về khanh rồi!"

Người ta bảo rằng vì chuyện này mà Trâu Kỵ trở nên điên loạn. Tương truyền có người từng gặp chàng, thì thấy chàng đã trở nên ngờ ngệch, chỉ nói đi nói lại một câu: "Ta chỉ muốn là một người biết suy nghĩ thôi mà!".

Người này sau khi chết, Lưu Bang ôm đầu khóc thảm thiết

Vị tướng quân này từng được Lưu Bang mời về phong vương nhưng lại quyết định tự vẫn khiến Lưu Bang lần đầu khóc thương.

Làm người không thể quá kiêu ngạo nhưng nhất định phải có cốt cách ngang tàng, có chính kiến, có lý tưởng. Người xưa thường đặt “trung nghĩa” ở vị trí quan trọng hàng đầu, thế nên có vô số các ví dụ về hành động xả thân vì nghĩa. Mạnh Tử từng nói: “Sống là mong muốn của ta, nghĩa cũng là mong muốn của ta. Cả hai không thể đồng thời có được, thế nên tốt hơn hết là hy sinh thân mình vì nghĩa".

Linh cảm có thứ lạ dưới đất, lão nông báo chuyên gia và cái kết

Năm 1988, trong lúc cuốc đất, một lão nông ở Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) vô tình phát hiện 'kho báu' đối với giới khảo cổ.

Việc tìm thấy lăng mộ cổ xảy ra vào tháng 5 năm 1988, tại thôn Thành Tử, thị trấn Cự Nguyên thuộc thành phố Cáp Nhĩ Tân tình cờ đào được một phiến đá bên trên có khắc hoa văn.

Linh cảm rằng trong lòng đất có một "thứ gì đó" nên ông lập tức chạy về làng báo tin. Ngay sáng hôm sau, một đoàn khảo cổ đã có mặt tại hiện trường để tiến hành khai quật.

Ai khiến Lưu Bang rơi lệ khi qua đời, 500 tướng sĩ tự sát theo?

Vị tướng quân này từng được Lưu Bang mời về phong vương nhưng lại quyết định tự vẫn khiến Lưu Bang lần đầu khóc thương.

Làm người không thể quá kiêu ngạo nhưng nhất định phải có cốt cách ngang tàng, có chính kiến, có lý tưởng. Người xưa thường đặt “trung nghĩa” ở vị trí quan trọng hàng đầu, thế nên có vô số các ví dụ về hành động xả thân vì nghĩa. Mạnh Tử từng nói: “Sống là mong muốn của ta, nghĩa cũng là mong muốn của ta. Cả hai không thể đồng thời có được, thế nên tốt hơn hết là hy sinh thân mình vì nghĩa".

Ai khien Luu Bang roi le khi qua doi, 500 tuong si tu sat theo?

Đọc nhiều nhất

Tin mới