Mỹ muốn giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên bằng ngoại giao

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 26/9 tuyên bố Mỹ muốn một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên đang leo thang.

Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Nirmala Sitharaman tại New Delhi, Bộ trưởng Mattis nêu rõ Mỹ "duy trì khả năng ngăn chặn các mối đe dọa nguy hiểm nhất từ Triều Tiên, nhưng cũng hỗ trợ các nhà ngoại giao Mỹ để giữ vấn đề này luôn nằm trong khuôn khổ ngoại giao lâu nhất có thể."
My muon giai quyet khung hoang hat nhan Trieu Tien bang ngoai giao
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis. Ảnh: The Independent 
Ông Mattis cho biết Mỹ đang tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng thông qua các kênh ngoại giao, đồng thời duy trì nỗ lực tại Liên hợp quốc mà trong đó các biện pháp ngoại giao được ưu tiên hàng đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết Washington đánh giá cao nỗ lực của Ấn Độ và quốc tế trong việc gia tăng sức ép với Triều Tiên.
Ông Mattis đang trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ 2 ngày nhằm thảo luận với giới chức cấp cao nước chủ nhà các cách thức thúc đẩy quan hệ chiến lược song phương.
Cũng liên quan tới khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 26/9 trích dẫn một bài phát biểu của Trung tướng Thomas Bergeson, Tư lệnh Sư đoàn Không quân số 7 của Mỹ tại Hàn Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao sức mạnh không quân của hai nước để đối phó với Triều Tiên.
Trong bài phát biểu sẽ được trình bày tại một diễn đàn ở Seoul vào ngày 27/9, Trung tướng Bergeson khẳng định tính cấp bách của mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên khiến việc khống chế hoàn toàn bầu trời trở nên quan trọng hơn.
Tướng Bergeson nêu rõ điều cần thiết hiện nay là các lực lượng đồng minh phải có khả năng tác chiến với tốc độ nhanh hơn để đối phương không kịp phản ứng, theo đó các chiến dịch chung sẽ đẩy đối phương vào thế phải phòng thủ và gặp phải các vấn đề tác chiến không giải quyết được.
Ông nhấn mạnh đây chính là loại sức mạnh cần thiết để đánh chặn và đánh thắng đối phương có vũ khí hạt nhân.
Cùng ngày, nguồn tin hải quân Hàn Quốc và Mỹ thông báo một tàu quét mìn của Hải quân Mỹ đã tới Căn cứ Hải quân Jeju phía Nam Hàn Quốc trong khuôn khổ một chuyến thăm thường kỳ.
Lực lượng Hải quân Mỹ tại Hàn Quốc cho biết tàu USS Chief nói trên thuộc lớp Avenger, nằm trong biên chế của Hạm đội 7 và đang tiến hành thao diễn nhằm nâng cao khả năng phát hiện, phân loại và phá hủy các loại mìn nổi và mìn đáy.
Theo kế hoạch, tàu này sẽ lưu lại căn cứ trên trong 1 tuần và lên đường vào đầu tháng tới để tiếp tục chuyến tuần tra khu vực. Các thành viên thủy thủ đoàn sẽ tham gia nhiều hoạt động văn hóa trong thời gian lưu lại đây.
Tàu USS Chief 1.400 tấn, dài 68m và rộng 16,7m, có thể chạy với tốc độ tối đa 14 hải lý/giờ, với thủy thủ đoàn khoảng 90 người.
Tàu này đóng tại căn cứ Sasebo ở Nhật Bản và là chiếc tàu nước ngoài thứ năm cập cảng ở thành phố Jeju kể từ khi cơ sở này mở cửa hồi năm ngoái./.

Đáng kinh ngạc 10 điều ít biết về Triều Tiên

(Kiến Thức) - Dùng lịch riêng,  thuê cổ động viên, áp dụng quy định "hình phạt ba thế hệ"... là một số điều ít biết đáng kinh ngạc về đất nước Triều Tiên.

Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-2
Theo Wonders List, năm 1978, Bình Nhưỡng bắt cóc đạo diễn Shin Sang-ok cùng vợ của ông (diễn viên Choi Eun-hee) từ Hàn Quốc và yêu cầu họ làm "hồi sinh" ngành công nghiệp điện ảnh  CHDCND Triều Tiên. Vợ chồng đạo diễn Shin Sang-ok đã làm tổng cộng 7 bộ phim, nhưng cuối cùng đã trốn khỏi Triều Tiên năm 1986. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-3
Triều Tiên cũng tổ chức bầu cử 5 năm một lần, nhưng trên thực tế, việc chọn lựa lãnh đạo cao cấp nhất ở Triều Tiên lại dựa theo cơ chế "cha truyền, con nối". 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-4
Chưa đầy 3% những con đường ở  CHDCND Triều Tiên được rải nhựa. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-5
 Trong kỳ World Cup diễn ra tại Nam Phi năm 2010, người ta thấy hàng nghìn người Triều Tiên xuất hiện trên khán đài để cổ vũ tinh thần cho đội nhà. Tuy nhiên, có tin nói, đám đông cổ động viên này được Bình Nhưỡng thuê để cổ vũ cho trận đấu của đội tuyển Triều Tiên.
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-6
Tại khu vực phi quân sự nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, người ta thấy có những công trình như nhà cửa, trường học, bệnh viện và cửa hàng,... Tuy nhiên, trên thực tế, không có người dân sinh sống ở khu vực này. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-7
Nam giới ở Triều Tiên được khuyến khích cắt kiểu tóc giống với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-8
Các công dân Triều Tiên chỉ có thể truy cập vào khoảng 28 trang web. Dân số của Triều Tiên là gần 25 triệu nhưng có lẽ chỉ vài nghìn người được phép sử dụng internet tại gia. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-9
Nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung mất vào ngày 8/7/1994 và cố Chủ tịch Kim Jong-il mất vào ngày 17/12/2011. Do vậy, nếu công dân Triều Tiên sinh vào hai ngày 8/7 hoặc 17/12 thì không được phép tổ chức mừng sinh nhật. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-10
Triều Tiên sử dụng lịch riêng của họ bắt đầu từ năm 1997, lấy năm sinh của nhà sáng lập Kim Il-sung là năm đầu tiên (1912). 
Tại đất nước Triều Tiên, nếu một người nào phạm pháp bị phạt tù (chủ yếu là tù nhân chính trị) thì cha mẹ vợ con của người đó cũng có thể bị liên đới. Đây là “hình phạt ba thế hệ” do Chủ tịch sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung đặt ra hồi những năm 1950. (Nguồn ảnh: Wonders List)
Tại đất nước Triều Tiên, nếu một người nào phạm pháp bị phạt tù (chủ yếu là tù nhân chính trị) thì cha mẹ vợ con của người đó cũng có thể bị liên đới. Đây là “hình phạt ba thế hệ” do Chủ tịch sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung đặt ra hồi những năm 1950. (Nguồn ảnh: Wonders List)

Chùm ảnh cuộc sống người dân thời Đế quốc Đại Hàn

(Kiến Thức) - Đây là loạt ảnh đen trắng hiếm hoi ghi lại cuộc sống của người dân trên bán đảo Triều Tiên thời Đế quốc Đại Hàn (1897-1910).

Chum anh cuoc song nguoi dan thoi De quoc Dai Han
 Ngày 12/10/1897, vua đời thứ 26 của triều đại Chosun là vua Cao Tông đã chính thức tuyên bố đổi quốc hiệu Triều Tiên thành "Đế quốc Đại Hàn" tồn tại trong 13 năm. Ảnh: Các ngôi nhà nằm rải rác trên một vùng đất còn nhiều hoang sơ trên bán đảo Triều Tiên thời Đế quốc Đại Hàn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.