Mỹ mua 18 tàu săn thủy lôi không người lái

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ sẽ trang bị cho các tàu chiến đấu ven biển LCS “sát thủ săn thủy lôi” không người lái MK18.

Mỹ mua 18 tàu săn thủy lôi không người lái
Hải quân Mỹ vừa công bố mua một số thiết bị quét thủy lôi không người lái dưới mặt nước (UUV) MK18 để sử dụng trước khi mẫu UUV Knifefish lớn hơn sẵn sàng đưa vào sử dụng. Cả 2 loại UUV đều được sử dụng chủ yếu trên các tàu chiến ven biển LCS để dò quét thủy lôi.
Knifefish có kích thước, hình dáng như một quả ngư lôi với cân nặng 770kg và dài khoảng 5,8m, đường kính 533mm. Knifefish sẵn sàng đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2017.
UUV săn thủy lôi của Mỹ có kích thước tương tự một quả ngư lôi.
 UUV săn thủy lôi của Mỹ có kích thước tương tự một quả ngư lôi.
Mẫu UUV MK18 được làm dựa trên thiết kế thương mại Remus 100. Hơn 600 UUV Remus 100 đã được sử dụng cho các nhiệm vụ thăm dò dưới lòng nước. Remus 100 cũng được nhiều lực lượng hải quân sử dụng cho việc dò thủy lôi. Hải quân Mỹ sử dụng mẫu Remus 100 nhỏ nhất (nặng 26,4kg) ở Iraq. Remus 100 được thiết kế cho cả nhiệm vụ thương mại và quân sự. Hải quân Mỹ thường gọi Remus 100 bằng tên Mk18 Mod 1 Swordfish.
Ngoài ra, còn có mẫu Mk18 Mod 2 Kingfish dựa trên mẫu Remus 600. Mk18 Mod 2 Kingfish dự kiến được đưa vào sử dụng vào năm 2015. Mẫu UUV 240kg này có bề ngoài giống ngư lôi loại nhỏ.
Về cơ bản, Mk18 Mod 2 Kingfish chỉ là phiên bản lớn hơn của Remus 100 với độ dài 1,6m và đường kính 190mm, nặng 37kg. Remus 600 nặng 3,25m và đường kính 320mm. Remus 600 mang theo hệ thống định vị thủy âm và các cảm biến khác, có khả năng hoạt động dưới mặt nước hơn 24h với tốc độ 5,4km/h. Nó có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 10,8km/h. Mẫu UUV này có thể hoạt động trong khoảng cách 100km kể từ tàu chính và có thể lặn sâu tới 600m.
UUV Remus tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng hệ thống định vị toàn cầu cũng như dẫn đường quán tính. UUV thường nổi lên mặt nước sau khoảng 1-2h lặn để định vị lại và sau đó lại tiếp tục chương trình lặn.
Các UUV hiện nay chủ yếu làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện thủy lôi.
 Các UUV hiện nay chủ yếu làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện thủy lôi.
Cả Remus 600 và Remus 100 được thiết kế chủ yếu cho các ứng dụng dân sự bao gồm theo dõi các cơ sở dưới mặt nước, giám sát ô nhiễm và khảo sát. Con số 100 và 600 tượng trưng cho độ sâu tối đa mỗi mẫu UUV đạt được. Remus 100 được đưa vào hoạt động thương mại từ năm 2001 trong khi Remus 600 vào năm 2005. Cả 2 mẫu Remus đều trở nên phổ biến cho các nhiệm vụ quân sự cũng như an ninh như dò mìn và chống khủng bố. Bỉ, Australia và New Zealand đều sử dụng Remus 100. Sự thành công của Remus 100 đã dẫn tới sự ra đời của phiên bản Remus 600. Cả 2 loại Remus đều vẫn đang được sản xuất và sử dụng nhiều trong các hoạt động thương mại.
Remus 600 được Hải quân Mỹ và Hải quân Anh sử dụng. Tùy thuộc vào loại cảm biến Remus 600 có giá từ 500.000 USD cho đến 1 triệu USD. Mẫu Knifefish sẽ có giá đắt hơn so với Remus 600 vì có nhiều tính năng hơn.

“Tính kế” săn lùng “sát thủ dưới lòng đại dương” (4)

“Tính kế” săn lùng “sát thủ dưới lòng đại dương” (4)
Ngoài những biện pháp chủ động săn lùng, tìm diệt tàu ngầm bằng máy bay, hạm nổi hay tàu ngầm, còn có những biện pháp phòng vệ khác, mà điển hình là triển khai thủy lôi.

LRASM: “sát thủ diệt hạm” tương lai của Hải quân Mỹ

LRASM: “sát thủ diệt hạm” tương lai của Hải quân Mỹ
Những năm gần đây, Nga vẫn liên tục cho ra đời những tên lửa chống tàu với tầm bắn xa, tốc độ siêu thanh và gần như không thể đánh chặn. Đặc biệt, thời gian gần đây Trung Quốc cũng liên tục giới thiệu những tên lửa chống tàu có tầm bắn không hề kém cạnh những “sát thủ diệt hạm” của Nga.

Lộ ảnh biến thể mới của “siêu ong bắp cày” F/A-18E/F

(Kiến Thức) - Trong khi chờ đợi thiết kế mới, Mỹ tiếp tục cải tiến tiêm kích hạm chủ lực hiện tại F/A-18 Super Hornet với thay đổi ở thùng nhiên liệu.

Lộ ảnh biến thể mới của “siêu ong bắp cày” F/A-18E/F
Biến thể cải tiến mới nhất của dòng tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ vừa tiến hành cuộc bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 5/8 tại căn cứ St. Louis. Điểm thay đổi dễ nhận thấy ở biến thể này là được bổ sung thùng chứa nhiên liệu ở 2 bên gốc cánh. Với thay đổi này thì cư dân mạng Trung Quốc chế giễu biến thể F/A-18E/F là “con sâu béo”.
  Biến thể cải tiến mới nhất của dòng tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ vừa tiến hành cuộc bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 5/8 tại căn cứ St. Louis. Điểm thay đổi dễ nhận thấy ở biến thể này là được bổ sung thùng chứa nhiên liệu ở 2 bên gốc cánh. Với thay đổi này thì cư dân mạng Trung Quốc chế giễu biến thể F/A-18E/F là “con sâu béo”.
Thông qua việc cải tiến lần này, công ty Boeing hy vọng có thể đáp ứng nhu cầu của Hải quân Mỹ và kéo dài thời gian phục vụ của F/A-18E/F Super Hornet.
Thông qua việc cải tiến lần này, công ty Boeing hy vọng có thể đáp ứng nhu cầu của Hải quân Mỹ và kéo dài thời gian phục vụ của F/A-18E/F Super Hornet.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.