Mỹ: Mất ít nhất một thế hệ mới đánh bại được IS

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tại Liên minh chống IS cho rằng sẽ phải mất cả một thế hệ hoặc lâu hơn để có thể đánh bại phiến quân IS.

Mỹ: Mất ít nhất một thế hệ mới đánh bại được IS
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tại Liên minh chống IS, tướng John Allen, đã tuyên bố như trên tại Diễn đàn thường niên giữa Mỹ và Thế giới Hồi giáo ở Doha, Qatar, ngày 3/6.
My: Mat it nhat mot the he moi danh bai duoc IS
Đại tướng John Allen - Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tại Liên minh toàn cầu chống Nhà nước Hồi giáo. 
Tướng Mỹ John Allen cho rằng, cắt đứt nguồn tài chính của Nhà nước Hồi giáo IS là một trong những cơ chế hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn các chiến dịch của nhóm phiến quân này.
Ông cho biết, các nước trong liên minh chống IS đang chia sẻ thông tin để phong tỏa các tài khoản của nhóm khủng bố này trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong chiến dịch truy quét nhằm vào doanh trại của các tay súng Abu Sayyef ở Syria vừa qua, liên minh này đã thu thập được những thông tin tài chính của tổ chức IS, nhờ đó liên minh đã hiểu hơn về cơ cấu tổ chức của nhóm phiến quân này cũng như những tập đoàn đang bắt tay với chúng.
Tướng Mỹ cũng phản đối việc giam giữ lâu dài những tay súng nước ngoài từng tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, đồng thời kêu gọi các nước trong liên minh thông qua những biện pháp mới để giáo dục, tạo điều kiện tái hòa nhập cho những người này khi họ trở về nước.
“Giam giữ lâu ngày không phải là biện pháp duy nhất để đối phó với những tay súng nước ngoài. Tôi tin rằng chúng ta phải đấu tranh để trở thành một liên minh của những nước biết cảm thông, đặc biệt là khi một số nước trong liên minh đã có những kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực này. Lời cam kết phục hồi và tái hòa nhập cho những tay súng này là điều mà chúng tôi đang nghiên cứu và sẽ xem xét kỹ càng”, ông Allen nói.
Khi được hỏi về việc liệu liên minh chống tổ chức IS có thể chiến thắng mà không cần một chính sách mạnh mẽ hơn với Syria hay không, tướng Allen khẳng định, chính sách của Mỹ là ủng hộ việc tạo lập cho người dân Syria khả năng quyết định về tương lai của họ.
Ông Allne nêu rõ, Mỹ mong muốn có một tiến trình chuyển giao quyền lực ở Syria nhưng tương lai chính trị của quốc gia Trung Đông này phải không có sự can dự của Tổng thống Bashar al-Assad.

Làm gì để đánh bại Nhà nước Hồi giáo?

(Kiến Thức) - Chiến thắng của phiến quân IS trong thời gian qua ở Iraq và Syria cho thấy không kích là không đủ để đánh bại Nhà nước Hồi giáo.

Làm gì để đánh bại Nhà nước Hồi giáo?
Mỹ vẫn không muốn đưa bộ binh tham chiến, còn một số lực lượng địa phương thì không đủ mạnh hoặc thiếu quyết tâm chiến đấu. Theo VOA, nhóm Nhà nước Hồi giáo đang gây ra một cuộc khủng hoảng người chạy loạn nữa ở Trung Ðông.

Đà tiến quân của Nhà nước Hồi giáo

Báo cáo DIA: Mỹ “gián tiếp” cung cấp vũ khí cho IS

(Kiến Thức) - Thông qua việc vũ trang cho quân nổi dậy "ôn hòa”, Mỹ đã gián tiếp “viện trợ” vũ khí cho các nhóm thánh chiến cực đoan như Nhà nước Hồi giáo IS.

Báo cáo DIA: Mỹ “gián tiếp” cung cấp vũ khí cho IS
Báo cáo của Tình báo quân sự Mỹ (DIA) mới được công bố cho thấy Lầu Năm Góc hoàn toàn nhận thức được hậu quả nguy hiểm của việc can dự vào cuộc nội chiến Syria và gián tiếp cung cấp vũ khí cho IS.
Bao cao DIA: My “gian tiep” cung cap vu khi cho IS
Xe tăng hiện đại của Mỹ trong tay phiến quân IS.
Trong một thời gian dài, Lầu Năm Góc đã bí mật cung cấp vũ khí cho  các lực lượng đối lập “ôn hòa” của Syria trong nhiều tháng. Số vũ khí này bao gồm cả  tên lửa chống tăng. Việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria “ôn hòa” này đã nhận được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, sau khi các nhà lập pháp bày tỏ tin tưởng rằng số vũ khí đó  không được chuyển giao cho những kẻ cực đoan. Đến tháng 2/2015, Mỹ bắt đầu cung cấp vũ khí khí tài bổ sung cho lực lượng đối lập “ôn hòa”,  bao gồm xe bán tải, súng cối và vũ khí hạng nhẹ.

Đối đầu Biển Đông châm ngòi “xung đột đẫm máu”?

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia lo ngại rằng tình trạng đối đầu ở Biển Đông có thể "leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất” trong lịch sử.

Đối đầu Biển Đông châm ngòi “xung đột đẫm máu”?
Hy vọng rằng tiên đoán của Bộ trưởng Quốc phòng Hishammuddin Hussein không trở thành hiện thực, nhưng ông Hussein rất có lý khi nhận xét rằng Biển Đông là “một con voi khổng lồ bị nhốt trong căn phòng hẹp” (và có nhiều thứ vô cùng quí giá).
Doi dau Bien Dong cham ngoi “xung dot dam mau”?
Tình trạng đối đầu ở Biển Đông có thể "leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất” trong lịch sử. 
Trong khi đó, luật nhân-quả cũng phán rằng mọi hành động đều có hậu quả và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo nếu Trung Quốc "không dừng lại thì một trong những hậu quả sẽ là sự tẩy chay của các quốc gia có liên quan ở khu vực và trên thế giới”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.