Mỹ lật ngược chính sách, người Việt lại đối mặt nguy cơ bị trục xuất

Động thái của chính quyền Trump nhằm siết chặt nhập cư diễn ra trong bối cảnh thời điểm gia hạn thỏa thuận về trục xuất người di cư gốc Việt tới gần.
 

Mỹ lật ngược chính sách, người Việt lại đối mặt nguy cơ bị trục xuất
Theo The Atlantic, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tái khởi động việc trục xuất người nhập cư gốc Việt sinh sống tại Mỹ. Nhiều người trong số này tới Mỹ trong giai đoạn trong và sau Chiến tranh Việt Nam.
Bản tin của Atlantic dẫn lời nguồn tin giấu tên từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, nói hồi tuần trước.
Đây là động thái mới nhất trong chính sách hạn chế tị nạn, thắt chặt nhập cư được Tổng thống Trump ưu tiên. Tuy nhiên, việc này chắc chắn sẽ gây bất ngờ lẫn bất bình bởi Nhà Trắng từng rút lại kế hoạch trục xuất hồi tháng 8, trước khi lật ngược một lần nữa.
Chính quyền Mỹ giờ ra quyết định mọi người gốc Việt nhập cư vào Mỹ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ là đối tượng áp dụng luật di trú thông thường, tức đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.
Trục xuất người nước ngoài phạm tội là ưu tiên
Quyết định mới nhất quán với những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm siết chặt nhập cư. Tổng thống Trump lúc tranh cử từng thường xuyên phàn nàn về vấn đề này và thậm chí cho rằng người nhập cư liên quan đến hàng loạt điều tệ hại khác ở Mỹ.
Năm 2008, Việt Nam và Mỹ đã ký thỏa thuận về việc nhận lại người Việt di cư sang Mỹ. Tuy nhiên, người gốc Việt đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12/7/1995, sẽ không phải đối tượng bị áp dụng thỏa thuận.
Năm 2017, chính quyền Trump bắt đầu theo đuổi chính sách trục xuất nhiều người tị nạn đến từ Việt Nam, Campuchia và một số nước khác. Họ bị cáo buộc là “người nước ngoài phạm tội bạo lực”.
My lat nguoc chinh sach, nguoi Viet lai doi mat nguy co bi truc xuat
 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen trong một cuộc họp hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Đầu năm 2017, Washington đơn phương diễn giải lại thỏa thuận theo hướng nhằm tước bỏ sự bảo hộ đối với những người phạm tội, qua đó cho phép chính phủ Mỹ trục xuất một phần những người nhập cư gốc Việt tới nước này trước ngày 12/7/1995.
Đến tháng 8 vừa qua, Mỹ rút lại chính sách đó. Tuy vậy, đến tuần trước, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay chính quyền Mỹ sẽ một lần nữa đảo ngược tiến trình.
Washington tin rằng thỏa thuận năm 2008 không thể bảo vệ những người gốc Việt nhập cư sau năm 1995 khỏi khả năng bị trục xuất, người phát ngôn giấu tiên nói với Atlantic.
“Năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký thỏa thuận song phương về việc nhận lại công dân Việt di cư, thiết lập quy trình trục xuất người gốc Việt tới Mỹ sau năm 12/7/1995 và là đối tượng bị áp lệnh trục xuất”, người phát ngôn cho hay. “Tuy quy trình được định trong văn kiện này không áp dụng với công dân Việt di cư trước 12/7/1995, nhưng nó không hoàn toàn loại trừ khả năng trục xuất các trường hợp trước năm 1995”.
Sự thay đổi lập trường diễn ra trong bối cảnh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Bộ An ninh Nội địa đã gặp mặt đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C.. Hiện chưa rõ chi tiết nội dung và thời gian diễn ra cuộc gặp.
Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa, cho biết 5.000 người gốc Việt bị kết án đã được lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ. “Ưu tiên của chính quyền là di dời người nước ngoài phạm tội về đất nước của họ”, bà Waldman khẳng định.
Trong lúc đó, Trung tâm hành động Southeast Asia Resource, trụ sở tại Washington D.C., cho rằng mục đích của cuộc gặp nói trên là thay đổi thỏa thuận 2008. Văn kiện này có thời hạn 5 năm và tự động gia hạn 3 năm một lần trừ khi một trong hai bên ngừng tham gia, tức tháng 1/2019 sẽ là thời điểm gia hạn thỏa thuận. Tính từ năm 1998 tới nay, lệnh trục xuất đã được phát đối với hơn 9.000 người gốc Việt.
My lat nguoc chinh sach, nguoi Viet lai doi mat nguy co bi truc xuat-Hinh-2
Người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ Katie Waldman cho biết 5.000 người gốc Việt bị tuyên có tội đã được lệnh trục xuất. Ảnh: AP. 
Diễn giải lại thỏa thuận 2008, đảo ngược chính sách
Theo cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (nhiệm kỳ từ tháng 12/2014-10/2017), động thái của chính quyền Trump dựa trên cách diễn giải mới hoàn toàn đối với bản thỏa thuận. Osius cho hay khi ông còn giữ chức đại sứ, văn kiện này được mọi bên liên quan chấp nhận, đồng tình rằng việc trục xuất công dân Việt di cư tới Mỹ trước năm 1995 là bị cấm.
“Chúng tôi hiểu rằng thỏa thuận nghiêm cấm trục xuất người Việt tị nạn trước năm 1995. Cả hai chính phủ và cộng đồng người Mỹ gốc Việt đều diễn giải như vậy”, Atlantic trích email của ông Osius. Cựu đại sứ cho biết thêm Bộ Ngoại giao Mỹ từng giải thích điều này với cả Nhà Trắng lẫn Cục Kiểm Soát Di Trú Và Hải Quan Mỹ.
Diễn biến mới về việc chính quyền Trump tái áp dụng chính sách cứng rắn xuất hiện vài tuần sau khi rộ lên thông tin Mỹ quyết định tạm dừng trục xuất người gốc Việt. Ngày 22/11, New York Times có bài viết về việc chính phủ Mỹ ra quyết định dừng trục xuất khoảng 7.700-8.000 người gốc Việt đang sinh sống tại nước này. Thông tin đã được quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.
My lat nguoc chinh sach, nguoi Viet lai doi mat nguy co bi truc xuat-Hinh-3
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam. 
Tại buổi họp báo ngày 6/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho hay việc tiếp nhận trở lại người gốc Việt được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ về việc nhận trở lại người gốc Việt, và đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân phù hợp với quy định, luật pháp của mỗi nước.
"Việt Nam mong muốn Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người gốc Việt Nam tại Mỹ hội nhập và đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của Mỹ, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước”, người phát ngôn nêu rõ.
Tin tức ban đầu về động thái trái ngược của Mỹ cũng gây xôn xao trên mạng xã hội. Nhiều tổ chức cảnh báo người di cư gốc Việt về nguy cơ bị trục xuất gia tăng.
“Cách đây 43 năm, nhiều cộng đồng Đông Nam Á và người gốc Việt di cư khỏi quê hương để tìm kiếm sự an toàn cho họ và gia đình trong cuộc chiến mà Mỹ có liên quan”, Kevin Lam, giám đốc tổ chức Asian American Resource Workshop, nói. “Mỹ cần nhớ lấy điều đó”.

Italy "xua đuổi", người nhập cư tuyệt vọng tràn sang Tây Ban Nha

(Kiến Thức) - Lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha đã giải cứu và đưa vào bờ hàng trăm người dân nhập cư khi họ lênh đênh trên những con thuyền ngoài khơi bờ biển nước này. Làn sóng nhập cư vẫn đang đặt áp lực lên các nước Châu Âu.

Italy "xua đuổi", người nhập cư tuyệt vọng tràn sang Tây Ban Nha
Italy
Làn sóng người nhập cư vẫn tiếp tục đổ về Tây Ban Nha trong những ngày gần đây. Hôm 23/6, lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha đã giải cứu gần 800 người di cư trên hàng chục chiếc thuyền nhỏ ở ngoài khơi bờ biển nước này. Trước đó vài ngày, Tây Ban Nha cũng đã tiếp nhận hơn 600 người di cư sau khi họ bị Italy và Malta từ chối. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Italy
 Một di dân rời khỏi thuyền cứu hộ sau khi tới cảng Barbate, miền Nam Tây Ban Nha, ngày 27/6.
Italy
Cảnh sát Tây Ban Nha bế một em nhỏ tại cảng Algericas ngày 26/6. 
Italy
Tây Ban Nha và một số quốc gia khác của Châu Âu vẫn đang đối diện với dòng người nhập cư khổng lồ. 
Italy
Các di dân nằm nghỉ trong một trung tâm thể thao sau khi tới cảng Barbate ngày 27/6. 
Italy
 Một em nhỏ theo người thân di cư đến “miền đất hứa” Châu Âu.
Italy
 Lực lượng an ninh Tây Ban Nha dẫn một em nhỏ nhập cư lên xe tải sau khi tới cảng Barbate ngày 27/6.
Italy
Một thành viên của Hội Chữ Thập Đỏ Tây Ban Nha viết số thứ tự lên áo của một di dân tại cảng Tarifa ngày 27/6. 
Italy
Một di dân cầu nguyện sau khi được thuyền cứu hộ đưa tới cảng Motril ngày 25/6. 
Italy
Hình ảnh được ghi nhận tại cảng Malaga, Tây Ban Nha, ngày 18/6.
Italy
 Một di dân mở gói đồ ăn sau khi tới cảng Tarifa ngày 27/6.
Italy
 Những người dân nhập cư xếp hàng tại cảng Motril ngày 25/6.
Italy
Quần áo của những người dân nhập cư được phơi trên nền nhà trong trung tâm thể thao ở Tarifa ngày 26/6. 
Italy
 Người phụ nữ cười tươi sau khi tới cảng Motril ngày 22/6.
Italy
Các di dân được đưa lên bờ tại cảng Motril ngày 25/6. 

Xúc động cuộc đoàn tụ của những gia đình nhập cư ở Mỹ

(Kiến Thức) - Nhiều em nhỏ đã được gặp lại cha mẹ sau khoảng thời gian dài bị chia tách do chính sách nhập cư "không khoan nhượng" của Tổng thống Trump. Hãng thông tấn Reuters đã ghi lại hình ảnh về những cuộc đoàn tụ xúc động này.

Xúc động cuộc đoàn tụ của những gia đình nhập cư ở Mỹ
Ngày 20/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Theo chính sách này, hơn 2.000 trẻ đã bị tách khỏi cha mẹ và được đưa đến các cơ sở lưu trú trong khi cha mẹ các em bị giam riêng chờ xét xử. Ảnh: Cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư "không khoan nhượng" của ông Trump. Ảnh: Reuters.
 Ngày 20/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Theo chính sách này, hơn 2.000 trẻ đã bị tách khỏi cha mẹ và được đưa đến các cơ sở lưu trú trong khi cha mẹ các em bị giam riêng chờ xét xử. Ảnh: Cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư "không khoan nhượng" của ông Trump. Ảnh: Reuters.
Gần đây, Thẩm phán Dana Sabraw ở thành phố San Diego ra phán quyết trẻ dưới 5 tuổi sẽ được đoàn tụ với cha mẹ hôm 10/7 trong khi các em lớn hơn vào ngày 26/7. Sau phán quyết này, nhiều cuộc đoàn tụ đã diễn ra đầy xúc động. Ảnh: Reuters.
Gần đây, Thẩm phán Dana Sabraw ở thành phố San Diego ra phán quyết trẻ dưới 5 tuổi sẽ được đoàn tụ với cha mẹ hôm 10/7 trong khi các em lớn hơn vào ngày 26/7. Sau phán quyết này, nhiều cuộc đoàn tụ đã diễn ra đầy xúc động. Ảnh: Reuters.

Lao động nhập cư Châu Phi “vỡ mộng” miền đất hứa châu Âu

(Kiến Thức) - Mang theo hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn khi đến châu Âu nhiều lao động nhập cư Châu Phi đã vỡ mộng khi phải làm việc cực nhọc trên những cánh đồng nhưng chỉ nhận được khoản tiền công ít ỏi.

Lao động nhập cư Châu Phi “vỡ mộng” miền đất hứa châu Âu
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au
 “Họ đối xử với chúng tôi như nô lệ. Chúng tôi không thể đi bất cứ nơi nào khác cũng như không được phép đến những địa điểm khác ở Châu Âu. Đó là một cái bẫy”, Reuters dẫn lời Idrissa Diassy, một lao động nhập cư Châu Phi đến từ Senegal đang làm việc trong một nông trại cà chua ở vùng Foggia, chia sẻ. (Nguồn ảnh: Reuters)
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-2
Theo Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini, các tổ chức mafia kiểm soát hầu hết thị trường lao động cho các trang trại trong khu vực Foggia. 
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-3
Được biết, hàng nghìn người đang sống trong những khu ổ chuột tồi tàn ở Italy, trong đó có Mahamadou Sima đến từ Mali. Sima được phép làm việc ở Italy nhưng anh không thể tìm được một công việc ổn định tại đất nước này. 
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-4
 Những người nhập cư Châu Phi tuần hành phản đối điều kiện lao động gần Foggia, Italy.
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-5
 Nhiều lao động nhập cư tuần hành phản đối điều kiện lao động tại Italy, sau hai vụ tai nạn giao thông gần đây khiến 16 người nhập cư Châu Phi thiệt mạng gần Foggia.
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-6
Đa số những người nhập cư làm việc vất vả trong những nông trại ở Italy để kiếm tiền gửi về cho gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, họ chỉ nhận được mức tiền công ít ỏi. 
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-7
Sutay Darboe, 42 tuổi, một người nhập cư Châu Phi đến từ Senegal cầm những trái cà chua trên tay gần Foggia, Italy. 
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-8
Những người nhập cư Châu Phi tập trung bên ngoài khu ổ chuột “Great Ghetto” gần Foggia. 
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-9
 Sutay Darboe, 42 tuổi đến từ Senegal, cầm tờ giấy ghi cụ thể số ngày và giờ anh làm việc mỗi ngày.
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-10
Idrissa Diassy, 24 tuổi, đang làm việc trên một cánh đồng cà chua gần Foggia. 
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-11
 Rác thải chất đống bên ngoài khu ổ chuột Great Ghetto.
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-12
Người lao động nhập cư Châu Phi biểu tình phản đối điều kiện làm việc gần Foggia. 
Lao dong nhap cu Chau Phi “vo mong” mien dat hua chau Au-Hinh-13
 Theo hãng thông tấn Reuters, khoảng 345 nghìn lao động nước ngoài đến từ 157 nước làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (tại Italy) với công việc chủ yếu là thu hoạch các loại rau củ qủa như táo, nho, cà chua,...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.