Mỹ lắp tàu sân bay 12 tỷ USD như… "xếp hình", quyết giảm giá, tăng tốc!

Mỹ lắp tàu sân bay 12 tỷ USD như… "xếp hình", quyết giảm giá, tăng tốc!

(Kiến Thức) - Trong khi tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp Gerald R. Ford của Mỹ đang gặp phải rất nhiều sự cố thì chiếc thứ hai mang tên John F. Kennedy lại có tốc độ đóng mới cực kỳ khả quan.

Sau khi  tàu sân bay lớp Gerald R. Ford đầu tiên của Hải quân Mỹ được hạ thuỷ và phát hiện ra rất nhiều vấn đề, lỗi trong thiết kế. Gánh nặng được đặt lên tàu sân bay thứ hai thuộc lớp này - chiếc John F. Kennedy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi tàu sân bay lớp Gerald R. Ford đầu tiên của Hải quân Mỹ được hạ thuỷ và phát hiện ra rất nhiều vấn đề, lỗi trong thiết kế. Gánh nặng được đặt lên tàu sân bay thứ hai thuộc lớp này - chiếc John F. Kennedy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi rút kinh nghiệm từ những vấn đề phát sinh với chiếc thứ nhất, hải quân Mỹ có vẻ đã khắc phục được phần nhiều sự cố trên chiếc USS John F. Kennedy ngay từ khi tàu sân bay này còn đang nằm trong cảng đóng mới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi rút kinh nghiệm từ những vấn đề phát sinh với chiếc thứ nhất, hải quân Mỹ có vẻ đã khắc phục được phần nhiều sự cố trên chiếc USS John F. Kennedy ngay từ khi tàu sân bay này còn đang nằm trong cảng đóng mới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những ứng dụng công nghệ đóng tàu mới được sử dụng với tàu John F. Kennedy cũng được hứa hẹn sẽ giúp quá trình đóng tàu được diễn ra nhanh chóng và rẻ tiền hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những ứng dụng công nghệ đóng tàu mới được sử dụng với tàu John F. Kennedy cũng được hứa hẹn sẽ giúp quá trình đóng tàu được diễn ra nhanh chóng và rẻ tiền hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do có thiết kế theo dạng mô-đun, tàu John F. Kennedy được truyền thông Mỹ ví như "mô hình xếp hình" vĩ đại nhất lịch sử khi từng bộ phận của tàu được cẩu vào vị trí trước khi được lắp ghép lại với nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do có thiết kế theo dạng mô-đun, tàu John F. Kennedy được truyền thông Mỹ ví như "mô hình xếp hình" vĩ đại nhất lịch sử khi từng bộ phận của tàu được cẩu vào vị trí trước khi được lắp ghép lại với nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kiểu đóng tàu mô-đun như thế này sẽ giúp chi phí đóng mới của tàu giảm xuống rõ rệt. Ngoài ra, chi phí sửa chữa và vận hành của John F. Kennedy cũng sẽ giảm xuống theo thời gian. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kiểu đóng tàu mô-đun như thế này sẽ giúp chi phí đóng mới của tàu giảm xuống rõ rệt. Ngoài ra, chi phí sửa chữa và vận hành của John F. Kennedy cũng sẽ giảm xuống theo thời gian. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Mỹ đang là một trong những quốc gia làm chủ công nghệ đóng tàu theo dạng mô-đun như thế nay. Trong khi đó Hải quân Nga vẫn mới chỉ đang loay hoay đóng tàu cỡ nhỏ theo dạng mô-đun. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Mỹ đang là một trong những quốc gia làm chủ công nghệ đóng tàu theo dạng mô-đun như thế nay. Trong khi đó Hải quân Nga vẫn mới chỉ đang loay hoay đóng tàu cỡ nhỏ theo dạng mô-đun. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về mặt lý thuyết, tàu có kích thước càng lớn khi đóng bằng công nghệ mô-đun sẽ có giá thành càng rẻ. Công nghệ hiện đại này còn giúp giảm độ nguy hiểm cho công nhân đóng tàu, tăng khả năng sửa chữa cho con tàu sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về mặt lý thuyết, tàu có kích thước càng lớn khi đóng bằng công nghệ mô-đun sẽ có giá thành càng rẻ. Công nghệ hiện đại này còn giúp giảm độ nguy hiểm cho công nhân đóng tàu, tăng khả năng sửa chữa cho con tàu sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chi phí đóng mới của tàu USS Gerald R. Ford - tàu sân bay đầu tiên được đóng theo lớp hàng không mẫu hạm cùng tên lên tới 12,8 tỷ USD. Kèm theo đó là chi phí nghiên cứu và phát triển lên tới 4,7 tỷ USD. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chi phí đóng mới của tàu USS Gerald R. Ford - tàu sân bay đầu tiên được đóng theo lớp hàng không mẫu hạm cùng tên lên tới 12,8 tỷ USD. Kèm theo đó là chi phí nghiên cứu và phát triển lên tới 4,7 tỷ USD. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên với chiếc John F. Kennedy, giá thành đã giảm xuống rõ rệt khi chỉ còn 11,3 tỷ USD chi phí đóng mới. Nếu Hải quân Mỹ đóng đủ 10 chiếc tàu sân bay theo lớp này, chi phí đóng mới sẽ còn giảm hơn nữa, nhiều khả năng xuống dưới 7 tỷ USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên với chiếc John F. Kennedy, giá thành đã giảm xuống rõ rệt khi chỉ còn 11,3 tỷ USD chi phí đóng mới. Nếu Hải quân Mỹ đóng đủ 10 chiếc tàu sân bay theo lớp này, chi phí đóng mới sẽ còn giảm hơn nữa, nhiều khả năng xuống dưới 7 tỷ USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau đó, chi phí nghiên cứu và phát triển tương đương 4,7 tỷ USD sẽ được chia đều cho 10 tàu - mỗi tàu sẽ chỉ tốn khoảng gần 500 triệu USD tiền nghiên cứu và phát triển - một cái giá quá hời để nâng cấp toàn bộ các hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau đó, chi phí nghiên cứu và phát triển tương đương 4,7 tỷ USD sẽ được chia đều cho 10 tàu - mỗi tàu sẽ chỉ tốn khoảng gần 500 triệu USD tiền nghiên cứu và phát triển - một cái giá quá hời để nâng cấp toàn bộ các hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, ngoài chiếc John F. Kennedy đang còn chiếc USS Enterprise - tàu sân bay thứ ba của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp Gerald R. Ford - dự kiến sẽ được hạ thuỷ trong năm 2025. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, ngoài chiếc John F. Kennedy đang còn chiếc USS Enterprise - tàu sân bay thứ ba của Hải quân Mỹ được đóng theo lớp Gerald R. Ford - dự kiến sẽ được hạ thuỷ trong năm 2025. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay đắt nhất thế giới trị giá hơn 12 tỷ USD của Hải quân Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT