Mỹ làm gì với F-105 đối phó tên lửa SAM-2 Việt Nam? (2)

(Kiến Thức) - Mỹ liên tục cải tiến máy bay tiêm kích bom F-105 làm cả nhiệm vụ áp chế hỏa lực tên lửa phòng không SAM-2 của Việt Nam, ngoài vai trò không kích ban đầu.

Mỹ làm gì với F-105 đối phó tên lửa SAM-2 Việt Nam? (2)
F-105G Wild Weasel III
Trong thời gian cuối năm 1966 đến đầu năm 1967, vũ khí chính của EF-105F Wild Weasel là một cặp AGM-45 Shrike ở mỗi giá treo phía ngoài cánh chính, một cặp bom chùm CBU-24/B ở mỗi giá treo phía trong cánh chính và môt thùng dầu phụ 2271 lít ở giá treo trung tâm thân.
Nhưng từ khi Không quân Mỹ ra lệnh tất cả máy bay tiêm kích bom F-105 thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam phải mang ít nhất một hệ thống gây nhiễu, kể cả EF-105F, đã lấy đi một giá treo vũ khí khiến số lượng vũ khí mang theo giảm xuống.
Ngoài ra, các hệ thống gây nhiễu không những gây nhiễu hệ thống radar của bộ đội Phòng không Việt Nam mà nó còn gây nhiễu hệ thống thu nhận tín hiệu của EF-105F.
Clip F-105 tác chiến ở Việt Nam:
Republic, Westinghouse và Không quân Mỹ hợp tác để đưa ra câu trả lời cho vấn đề làm sao máy bay vẫn mang hệ thống gây nhiễu mà không lấy đi giá treo vũ khí nào cả. Ngoài ra nó phải được chuẩn bị để trang bị tên lửa AGM-78 Standard ARM sắp được triển khai.
Câu trả lời là lắp hệ thống gây nhiễu bên trong máy bay. Westinghouse lấy hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-101 lắp vào trong hai bên thân máy bay. Hệ thống này được biết đến với tên là QRC-380, hay tên tiêu chuẩn là AN/ALQ-105. Ngoài ra thay thế các hệ thống cảnh báo radar AN/APR-25/26 bằng các hệ thống AN/APR-35/36 và Loral AN/ALR-31.
My lam gi voi F-105 doi pho ten lua SAM-2 Viet Nam? (2)

Nguyên mẫu F-105G là chiếc F-105F (c/n 63-8334) thử nghiệm với hệ thống gây nhiễu QRC-380 lắp trong thân máy bay (khoanh đỏ).

Không quân Mỹ định danh máy bay mới là F-105G Wild Weasel III. Tất cả các nâng cấp và vũ khí cải tiến trước đó đã được đưa vào F-105G. Điều này bao gồm việc trang bị tên lửa chống bức xạ nâng cấp AGM-78B (Mod 1).
Tải trọng vũ khí thông thường của F-105G là một cặp AGM-45 Shrike ở mỗi giá treo phía ngoài cánh chính, một tên lửa AGM-78 ở mỗi giá treo phía trong cánh chính phải. Ở giá treo phía trong cánh chính trái là 1 thùng nhiên liệu 1703 lít và 1 thùng dầu phụ 2271 lít ở giá treo trung tâm thân.
Bây giờ chiếc F-105G không chỉ có khả năng tác chiến điện tử tốt hơn, mà tải trọng vũ khí mang theo cũng nhiều hơn và phạm vi bay lớn hơn. 61 chiếc F-105F được chuyển đổi thành F-105G. Chiếc F-105G đầu tiên được đưa vào trang bị trong tháng 4/1968.
Việc chuyển qua sử dụng F-4E Phantom II của Trung đoàn tiêm kích chiến thuật Số 388 tại Korat bắt đầu vào tháng 5/1968. Đồng thời, phi đội tiêm kích chiến thuật Số 44, các đơn vị Wild Weasel tại Korat, đã được chuyển giao cho Trung đoàn tiêm kích chiến thuật Số 355 tại Takhli, đây là đơn vị còn lại sử dụng F-105 trong Đông Nam Á.
Nhiệm vụ chủ yếu là hộ tống máy bay trinh sát vào miền Bắc Việt Nam và hộ tống cho các máy bay vũ trang hạng nặng (AC-130) gần vĩ tuyến 17. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Tổng thống Nixon đã bắt đầu Việt Nam hóa chiến tranh với việc rút dần quân Mỹ khỏi Việt Nam.
Trung đoàn tiêm kích chiến thuật Số 355 ngừng hoạt động vào ngày 10/12/1970, và các máy bay Wild Weasel còn lại được trở lại Korat, đầu tiên là phi đội Wild Weasel Số 6010, rồi một năm sau đó là phi đội Wild Weasel số 17. Phi đội Wild Weasel số 17 là đơn vị cuối cùng và duy nhất trang bị F-105 trong cuộc chiến ở Việt Nam.
My lam gi voi F-105 doi pho ten lua SAM-2 Viet Nam? (2)-Hinh-2

Một chiếc F-105G Wild Weasel III của phi đội Wild Weasel số 17 đóng quân tại Thái Lan trang bị với 2 tên lửa AGM-78 Standard và 4 tên lửa AGM-45 Shrike.

Với việc nối lại các cuộc chiến trên không trên bầu trời miền Bắc Việt Nam theo Chiến dịch Linebacker, các máy bay Wild Weasel phải thực hiện nhiều nhiệm vụ căng thẳng đến mức giới hạn. Không quân Mỹ đã phải chuyển thêm một số lượng F-105G cho phi đội Wild Weasel số 17. Họ cũng cho phi đội tiêm kích chiến thuật Số 561 trang bị F-105G đến Korat.
Ngoài ra tăng cường thêm phi đội tiêm kích chiến thuật số 67 trang bị F-4C Wild Weasel IV. Ngay cả việc gia tăng máy bay và phi hành đoàn nhưng áp lực hoạt động vẫn quá lớn khi phải bay 4 nhiệm vụ/ ngày, 2 nhiệm vụ ban ngày và 2 nhiệm vụ vào ban đêm.
Trong chiến dịch Linebacker II bắt đầu vào ngày 18/12/1972, Wild Weasel trở lại với nhiệm vụ được thiết kế ban đầu, đó là "đội thợ săn". Một đội Wild Weasel với 2 chiếc F-105G và 2 chiếc F-4E, 2 chiếc F-105G sẽ “săn” những hệ thống radar và các trận địa tên lửa phòng không, sau đó F-4E sẽ tiêu diệt chúng.
My lam gi voi F-105 doi pho ten lua SAM-2 Viet Nam? (2)-Hinh-3
Một chiếc F-105G (c/n 63-8316) trong trang bị của lực lượng Vệ binh Quốc gia đóng tại sân bay Dobbins, Georgia, bức hình này được chụp vào tháng 10/ 1982, còn vài tháng nữa là chiếc máy bay này nghỉ hưu 
Với sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam trong tháng 8/1973, những máy bay Wild Weasel còn lại được đem trở về Mỹ. Phi đội tiêm kích chiến thuật số 561 trở lại sân bay McConnell vào ngày 5/9/1973 và đã được kịp thời chuyển đến Trung đoàn tiêm kích chiến thuật Số 35 tại sân bay George. Phi đội Wild Weasel số 17 trở về Mỹ năm 1974, với máy bay và phi hành đoàn của họ trở thành Phi đội tiêm kích chiến thuật số 562 tại sân bay George. Nhiệm vụ của họ là huấn luyện phi hành đoàn Wild Weasel mới. Các phi hành đoàn mới sẽ sử dụng F-4G Advanced Wild Weasel.
Năm 1978, Không quân Mỹ đã có đủ F-4G để cho phép F-105G nghỉ hưu. Chuyến bay nhiệm vụ cuối cùng của F-105G thực hiện ở sân bay George vào ngày 27/6/1980. Tất cả những chiếc F-105G còn lại được chuyển giao cho phi đội tiêm kích chiến thuật số 128 của lực lượng Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) tại sân bay Dobbins, Georgia. Những chiếc máy bay đã trải qua một số thay đổi khi chúng thuộc về lực lượng Vệ binh Quốc gia. Sử dụng anten AN/ALR-46 thay thế AN/ALR-31 cũ. Chiếc F-105G cuối cùng nghỉ hưu vào ngày 25/5/1983.

Điều chưa biết về “thần sấm” F-105 trong CT Việt Nam (3)

(Kiến Thức) - Đã có thời điểm chương trình tiêm kích bom F-105 bị Không quân Mỹ nghi ngờ tính khả thi và muốn hủy bỏ bởi thiết kế hết sức phức tạp.

Điều chưa biết về “thần sấm” F-105 trong CT Việt Nam (3)
F-105D – “Thần Sấm” mọi thời tiết
Máy bay tiêm kích F-105D được phát triển để trả lời cho yêu cầu của Không quân Mỹ về việc làm cho Thunderchief trở thành máy bay chiến đấu trong mọi thời tiết, vì F-105B có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết rất hạn chế. Để trở thành một máy bay chiến đấu trong mọi thời tiết, những gì họ cần là các thiết bị điện tử, những hệ thống điện tử hàng không và động cơ mới, tận dụng lợi thế của các công nghệ mới nhất.

Điều chưa biết về “thần sấm” F-105 trong CT Việt Nam (4)

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, Republic phải mất không ít hơn 3 lần mới nhận được cái gật đầu của Không quân Mỹ phát triển phiên bản 2 chỗ ngồi tiêm kích bom F-105.

Điều chưa biết về “thần sấm” F-105 trong CT Việt Nam (4)
Bên cạnh việc phát triển các biến thể cải tiến mạnh mẽ hơn trong chương trình tiêm kích bom F-105, nhà phát triển Republic cũng nghiên cứu và thiết kế biến thế phục vụ huấn luyện chuyển tiếp cho phi công.

Cận cảnh “nỏ liên châu” S-125 Pechora của Việt Nam

(Kiến Thức) - Bệ phóng tên lửa phòng không S-125 Pechora nhìn như chiếc “nỏ liên châu” của Vua An Dương Vương năm xưa khiến quân xâm lược kinh hồn bạt vía.

Cận cảnh “nỏ liên châu” S-125 Pechora của Việt Nam
Can canh “no lien chau” S-125 Pechora cua phong khong Viet Nam
 Bảo tàng Phòng không – Không quân mới đây đã trưng bày thêm một hiện vật mới trong bộ sưu tập các loại vũ khí phòng không trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đó là bệ phóng 5P73 của tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora do Liên Xô cung cấp cho Việt Nam cuối những năm 1970. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới