Mỹ là nơi sản xuất chất độc tấn công cựu điệp viên Nga?

Chất độc được cho là sử dụng trong vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal và con gái Julia được sản xuất tại Hoa Kỳ, nơi nó được cấp bằng sáng chế như một phát minh vũ khí hóa học.

Mỹ là nơi sản xuất chất độc tấn công cựu điệp viên Nga?
Tuyên bố trên được đại diện của Nga tại Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) Alexander Shulgin đưa ra.
Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng điều hành của tổ chức OPCW, đại diện thường trực Nga đã đưa ra tài liệu của cơ quan bằng sáng chế và thương hiệu (United States Patent and Trademark Office), cấp ngày 1/12/2015.
Vụ cựu điệp viên Skripal bị đầu độc: Chất độc được cấp bằng sáng chế tại Mỹ
Vụ cựu điệp viên Skripal bị đầu độc: Chất độc được cấp bằng sáng chế tại Mỹ 
Ông Alexander Shulgin chỉ ra rằng trước đó cơ quan đề nghị phía Nga kiểm tra "bằng sáng chế phát minh của nhà nghiên cứu Mỹ T.Rubin".
Tài liệu cho biết về phát minh viên đạn đặc biệt chứa chất độc. Đại diện thường trực Nga giải thích rằng đạn dược được trang bị các thành phần nhị phân, bắt đầu phản ứng với nhau khi va chạm, điều đó nói lên rằng tại Mỹ đã nghiên cứu phát triển và cấp bằng sáng chế các chất kiểu như Novichok.
Ngày 18/4, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), cơ quan giám sát vũ khí hóa học toàn cầu, đã tiến hành cuộc họp khẩn để thảo luận về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal, sau khi cơ quan này xác nhận kết quả điều tra của Anh rằng ông Skripal là nạn nhân của một vụ tấn công bằng chất độc thần kinh.
Đây là cuộc họp thứ hai của hội đồng điều hành OPCW trong 3 ngày qua và được tiến hành theo đề xuất của Anh để thảo luận về những phát hiện điều tra về vụ ông Skripal và con gái bị đầu độc ở thị trấn Salisbury của Anh hôm 4/3 vừa qua.
Cựu điệp viên hai mang Sergai Skripal bị đầu độc ở Anh.
Cựu điệp viên hai mang Sergai Skripal bị đầu độc ở Anh.
Ngày 4/3 vừa qua, cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái Yulia được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh tại thành phố Salisbury. Họ đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê.
Ngay lập tức Anh đã cáo buộc Moscow liên quan vụ việc, đồng thời xác định chất độc thần kinh Novichok được sử dụng trong vụ đầu độc nói trên được sản xuất tại Nga.
London từ chối cung cấp cho Moscow thông tin về vụ việc, và các nhà ngoại giao Nga không được phép gặp Sergei Skripal và con gái mình.
Vì vụ cựu điệp viên Skripal dẫn đến căng thẳng ngoại giao Nga –Anh, Nga – phương Tây. London đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga. Để ủng hộ Anh, một loạt các nước Liên minh châu Âu EU, Hoa Kỳ và một số nước khác tuyên bố trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga.
Trong khi đó, Moscow luôn bác bỏ các cáo buộc trên của phía Anh. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mới đây cho biết một phòng thí nghiệm của Thụy Sĩ đã xác định chất được sử dụng trong vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal là BZ. Theo Ngoại trưởng Lavrov, chất độc này chưa từng được sản xuất tại Nga, nhưng lại rất phổ biến tại Anh, Mỹ và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác.
Ngoài ra, Moscow cũng tiến hành trục xuất số lượng các nhà ngoại giao tương ứng, đóng cửa Hội đồng Anh và Tổng lãnh sự quán Mỹ ở thành phố St.Peterburg.

Vụ đầu độc Skripal: Anh-Đức bất ngờ “minh oan” cho Nga?

(Kiến Thức) - Tuy nghi án đầu độc cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal vẫn chưa “ngã ngũ” nhưng những diễn biến gần đây dường như đang có lợi cho Nga, chứng minh nước này không liên quan đến vụ việc.

Vụ đầu độc Skripal: Anh-Đức bất ngờ “minh oan” cho Nga?
Hồi đầu tháng 3/2018, cha con cựu điệp viên Nga Skripal cùng con gái Yulia được phát hiện bất tỉnh nghi bị đầu độc bằng chất độc thần kinh A-234 (Novichok) ở Salisbury, Anh. Ngay sau đó, London “nổi giận”, một mực cáo buộc Moscow đứng sau vụ đầu độc dù chưa có bằng chứng cụ thể và áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm việc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.
Hàng chục quốc gia khác cũng quyết định trục xuất nhà ngoại giao Nga để thể hiện tinh thần “đoàn kết” với nước Anh sau vụ tấn công.

Đánh Nga không thành, Anh cố che dấu sự thật xung quanh vụ Skripal

Theo các quan chức Nga tại Anh, việc London cố tìm một "thân phận" cho hai cha con cựu điệp viên Sergei Skripal tại Mỹ đã một phần nào đó nói lên được kế hoạch của Anh đã thất bại, khi cố gắng cô lập nước Nga.

Đánh Nga không thành, Anh cố che dấu sự thật xung quanh vụ Skripal
Tờ Sunday Times cho biết, các quan chức tình báo MI6 của Anh đã thảo luận với đối tác CIA về việc chuyển bố con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal sang Mỹ nhằm bảo vệ họ khỏi những âm mưu ám sát khác.
Ông Sergei Skripal và con gái Yulia Skripal. Ảnh: Getty
 Ông Sergei Skripal và con gái Yulia Skripal. Ảnh: Getty

Người thân cựu điệp viên Nga tiết lộ sự bất thường của Yulia Skripal

Sau các cuộc trò chuyện gần đây với Yulia Skripal, con gái cựu điệp viên Nga Sergei Skripal, bị đầu độc ở Anh, người nhà Skripal lo ngại cô có thể đang bị Anh giam giữ và không được nói ra cảm nghĩ thực sự của mình.

Người thân cựu điệp viên Nga tiết lộ sự bất thường của Yulia Skripal
Theo Daily Mail, người chị em họ thân thiết của cựu điệp viên Nga Sergei, bà Natalia Pestova, 65 tuổi ở Siberia cho biết, bà cảm thấy nghi ngờ về cuộc điện thoại gần đây với Yulia sau khi cháu gái bà hồi phục sau vụ đầu độc. Bà Natalia cho rằng, cháu gái bà đã không được phép nói ra suy nghĩ thật và đã được mớm những gì phải nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.