Mỹ không đề nghị đánh Syria trong Nghị quyết LHQ

(Kiến Thức) - Quan chức Mỹ cho biết, Washington không đòi hỏi nghị quyết về vũ khí hóa học Syria của Liên Hiệp Quốc phải bao gồm điều khoản sử dụng vũ lực vì sự phản đối của Nga.

Mỹ không đề nghị đánh Syria trong Nghị quyết LHQ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái), Đăc phái viên Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi (giữa) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau cuộc họp về Syria ở Geneva ngày 13/9.
 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái), Đăc phái viên Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi (giữa) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau cuộc họp về Syria ở Geneva ngày 13/9.

Các quan chức cấp cao trong chính quyền Obama tiết lộ thông tin trên với điều kiện giấu tên bởi tính nhạy cảm của vấn đề. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ không đề nghị cho phép sử dụng vũ lực với Syria trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Thay vào đó, Mỹ sẽ tập trung đề xuất một loạt hậu quả mà Syria sẽ phải gánh chịu nếu không chịu từ bỏ vũ khí hóa học một cách rõ ràng, minh bạch và có thể kiểm chứng. Những hậu quả này, theo một quan chức Mỹ giấu tên, bao gồm các biện pháp trừng phạt.

Trước đó, Tổng thống Obama mạnh mẽ đe dọa sẽ sử dụng vũ lực nhằm vào Syria, trả đũa vụ tấn công hóa học khiến hàng nghìn người chết ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus. Dù sau đó tuyên bố hoãn cuộc biểu quyết của Quốc hội Mỹ về can thiệp quân sự vào Syria, trong một bài phát biểu mới đây, ông chủ Nhà Trắng vẫn hùng hồn tuyên bố sẽ giữ lại tùy chọn này.

Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán cho nghị quyết Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria, Mỹ nhận thấy theo đuổi khả năng sử dụng vũ lực đối với đất nước Trung Đông trong trường hợp Damascus từ chối từ bỏ vũ khí hóa học không mang lại ích lợi gì. Do đó, Washington chuyển sang tìm kiếm và đề xuất hậu quả.

Lý do đơn giản, các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, xuất phát từ việc Washington cho rằng chắc chắn Moscow sẽ không bao giờ chấp thuận can thiệp quân sự và đương nhiên lại sử dụng quyền phủ quyết để vô hiệu hóa một nghị quyết như vậy.

Giới quan sát bình luận, lập trường mới này của Mỹ dường như phản ánh sự nhượng bộ của Washington khi thỏa thuận từ bỏ vũ khí hóa học với Damascus có thành công hay không hiện phụ thuộc vào Moscow.

Tại Geneva, nơi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang thảo luận với người đồng cấp Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov về vấn đề Syria, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Jen Psaki nhấn mạnh, nỗ lực để đạt được nghị quyết Liên Hiệp Quốc về vũ khí hóa học Syria mới chỉ ở trong giai đoạn đầu.

“Chúng tôi sẽ không đưa ra bất cứ dự đoán nào về kết quả của các cuộc đàm phán mới chỉ bắt đầu diễn ra. Mỹ thể hiện lập trường rõ ràng rằng, quá trình Damascus từ bỏ vũ khí hóa học phải được kiểm chứng đồng thời nghị quyết phải bao gồm các hậu quả thích đáng nếu nó không được tuân thủ”, bà Jen Psaki tuyên bố.

Giới chức chính quyền Obama cũng cho biết, Washington muốn theo đuổi một loạt những hậu quả nặng nề và mạnh mẽ nhất trong khi Nga ngược lại, chỉ tìm kiếm những gì nhẹ nhàng nhất. Do muốn đạt được tiến bộ với Nga và Liên Hiệp Quốc về giải trừ quân bị Syria, Washington sẽ nỗ lực tìm kiếm điểm chung với Nga về vấn đề này.

Tổng thống Obama đã hứng chỉ trích nặng nề từ nhiều phía vì các thông điệp lộn xộn về Syria của ông tuần này. Tuy nhiên, giới chức Nhà Trắng cho biết, họ tin Tổng thống Obama vẫn đang nỗ lực để đạt được kết quả mà ông mong muốn, đặt vũ khí hóa học Syria ra khỏi sự kiểm soát của chế độ Assad.

Giới chức Nhà Trắng cũng bác bỏ lập luận của một số nhà phân tích cho rằng, hành động này sẽ có lợi cho Assad khi ông tiếp tục giữ quyền lãnh đạo Syria và từ đó, cuộc nội chiến tại nước này sẽ khó lòng có hồi kết sớm. Quan chức Mỹ lập luận, quyền lực của ông Assad sẽ hao hụt và suy yếu nặng theo sau việc từ bỏ vũ khí hóa học và sẽ bị buộc phải từ bỏ quyền lãnh đạo thông qua một tiến trình chính trị.

Một chiến binh nổi dậy Syria chiến đấu ở thành phố Apollo.
 Một chiến binh nổi dậy Syria chiến đấu ở thành phố Apollo.

Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ quân nổi dậy Syria giận dữ với quyết định trì hoãn can thiệp quân sự của Nhà Trắng vào Syria, tuyên bố, Washington sẽ "phản bội thế giới" nếu không tấn công chế độ Assad như họ từng hứa hẹn.

Mỹ dường như đã chắc chắn phát động chiến dịch quân sự vào Syria hòng lật đổ chế độ Assad sau vụ tấn công hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21/8 sau khi nhất quyết đổ trách nhiệm cho Tổng thống Assad.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông chủ Nhà Trắng lại hoãn kế hoạch quân sự, ủng hộ biện pháp ngoại giao để chấm dứt khủng hoảng Syria theo đề xuất của Nga, đồng minh ruột của chế độ Assad.

Trong một đoạn video, Chánh văn phòng Hội đồng quân sự tối cao của Quân đội tự do Syria, Tướng Salim Idriss tuyên bố bác bỏ đề nghị giải trừ vũ khí của Nga.

Đồng thời, ông Idriss cũng công khai phàn nàn chưa nhận được các loại vũ khí mà chính quyền Obama cam kết chuyển giao cho họ đầu mùa hè này.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ quan ngại số lượng và địa vị của các nhóm quân nổi dậy cực đoan có liên hệ với al-Qaeda đang ngày càng chiếm ưu thế. Những nhóm này có khả năng chiến đấu tốt hơn, mạnh hơn, liều chết hơn song nếu vũ khí hiện tại, tinh vi rơi vào tay họ, Washington quan ngại họ sẽ quay trở lại chống Mỹ.

Mohammed, một thanh niên tị nạn mới 20 tuổi đến từ thành phố Homs cho biết cậu ta cũng thấy thất vọng vì sự chậm trễ, trì hoãn và không hành động của Mỹ.

“Họ (Mỹ và phương Tây) nên can thiệp. Nhưng nhiều người có cảm giác chung rằng, sẽ chẳng có gì xảy ra cả. Nếu nó xảy ra, nó đã xảy ra rồi”, Mohammed bình luận.

Cận cảnh hành trình vượt Đại Tây Dương bằng bóng bay

(Kiến Thức) - Jonathan Trappe, một nhà thám hiểm người Mỹ 39 tuổi hôm qua bắt đầu hành trình mạo hiểm, vượt Đại Tây Dương với 370 quả bóng bay.
 

Cận cảnh hành trình vượt Đại Tây Dương bằng bóng bay
Ông Jonathan Trappe đã cất cánh bắt đầu hành trình vượt Đại Tây Dương bằng 370 quả bóng bay tại Maine, Mỹ lúc 6h20 sáng qua bất chấp thời tiết xấu, sương mù dày đặc.
Ông Jonathan Trappe đã cất cánh bắt đầu hành trình vượt Đại Tây Dương bằng 370 quả bóng bay tại Maine, Mỹ lúc 6h20 sáng qua bất chấp thời tiết xấu, sương mù dày đặc. 
Chuyến hành trình tới châu Âu dài hơn 4.000 km của ông Jonathan Trappe được dự kiến sẽ đến đích trong khoảng 3 - 5 ngày.
 Chuyến hành trình tới châu Âu dài hơn 4.000 km của ông Jonathan Trappe được dự kiến sẽ đến đích trong khoảng 3 - 5 ngày.

TQ yêu cầu Mỹ không can thiệp vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ có ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của các nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

TQ yêu cầu Mỹ không can thiệp vào Biển Đông
Phái đoàn Mỹ họp với phái đoàn quân sự Trung Quốc tại Bắc Kinh
Phái đoàn Mỹ họp với phái đoàn quân sự Trung Quốc tại Bắc Kinh 
Trong cuộc họp ngày 13/9 với các giới chức Mỹ đang thăm Bắc Kinh, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, khuyến cáo Mỹ nên xử lý các vấn đề liên quan một cách thích hợp tránh gây hại tới lòng tin chiến lược lẫn nhau.

SCO ủng hộ sáng kiến của Nga về Syria

(Kiến Thức) - Tại hội nghị thượng đỉnh ở Kyrgyzstan hôm 13/9, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã ra Tuyên bố Bishkek, với nội dung chủ yếu được dành cho tình hình Syria.

SCO ủng hộ sáng kiến của Nga về Syria
 
Tuyên bố Bishkek thể hiện mối quan tâm sâu sắc về diễn biến tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là ở Syria. SCO tuyên bố vì sự hòa bình và ổn định trong khu vực, "không có sự can thiệp từ bên ngoài, bao gồm cả can thiệp quân sự, mà không được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.