Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo của phía Mỹ, diễn ra 3 ngày sau khi một cuộc họp tương tự của Bộ Quốc phòng Nga. Theo đó, các quan chức an ninh Mỹ không nói tới bất cứ điều gì ngoại trừ việc họ không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy sự tham gia của Nga trong vụ bắn hạ máy bay Boeing 777 số hiệu chuyến bay là MH17 ở đông Ukraine.
Mảnh vỡ máy bay MH17 nằm giữa cánh đồng. |
Cùng với đó, đại diện phía Mỹ tuyên bố, Lực lượng vũ trang Ukraine đã chẳng làm gì trong vụ thảm kịch này. Còn việc phía chính quyền Kiev có hay không triển khai hệ thống phòng không nào ở các khu vực gần hiện trường vụ tai nạn ngày 17/7 cũng không được Mỹ chứng minh.
Mỹ đã cáo buộc Nga “nhúng tay” vào vụ tai nạn MH17. Washington còn đưa ra những cáo buộc mà chưa hề được kiểm chứng như việc Nga đã giao vũ khí cho quân tự vệ ở tỉnh miền đông Ukraine Donetsk. Các quan chức Mỹ cũng viện vào cớ rằng, lực lượng tự vệ Ukraine kiểm soát hiện trường vụ tai nạn là để xóa bỏ bằng chứng tội ác của họ. Tuy nhiên, không có thông tin về mặt kỹ thuật để minh chứng cho các cáo buộc này. Các cơ quan an ninh Mỹ cũng phản đối tài liệu và thông tin mà Bộ Quốc phòng Nga đưa ra trong buổi họp báo trước.
Trong khi đó, Nguyên Phó tư lệnh lực lượng phòng không Lục quân Nga Alexander Luzan cho biết, khá dễ dàng để xác định ai đã bắn tên lửa vào máy bay Malaysia mà không cần những hình ảnh vệ tinh. Theo đó, vị tướng về hưu này nói rằng, hai hệ thống radar là P-14 Oborona (với phạm vi hoạt động là 400km) và NEBO SV (phạm vi là 250 km) có thể xác định vị trí phóng tên lửa và xác định quỹ đạo của nó.
Ông khẳng định, dân quân tự vệ miền đông Ukraine không thể bắn hạ được máy bay dân sự này bởi các lý do. Thứ nhất, lực lượng tự vệ ở Cộng hòa Donetsk không sở hữu hệ thống phòng không Buk nào cả. Thứ hai, họ không có lý do gì phải làm vụ đó.