Mỹ dựng “hàng rào Javelin” quanh Nga: T-72, T-90 nguy to!

Mỹ dựng “hàng rào Javelin” quanh Nga: T-72, T-90 nguy to!

(Kiến Thức) - Với việc chuyển giao hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho Gruzia, Quân đội Mỹ lại vừa nối thêm một "mắt xích" tạo thành hàng rào chống xe tăng Nga.

Trả lời giới truyền thông, Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia - ông Levan Izoria xác nhận, Washington vừa hoàn thành việc chuyển giao toàn bộ các hệ thống tên lửa chống tăng  Javelin cho quân đội nước này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trả lời giới truyền thông, Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia - ông Levan Izoria xác nhận, Washington vừa hoàn thành việc chuyển giao toàn bộ các hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho quân đội nước này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo cơ quan hợp tác An ninh - Quốc phòng (DSCA), hợp đồng có giá trị 75 triệu USD cung cấp cho Gruzia 410 quả tên lửa Javelin, 72 bệ phóng CLU, 10 bộ khí tài huấn luyện cơ bản; 70 quả đạn giả và một số bộ phận hỗ trợ khác. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo cơ quan hợp tác An ninh - Quốc phòng (DSCA), hợp đồng có giá trị 75 triệu USD cung cấp cho Gruzia 410 quả tên lửa Javelin, 72 bệ phóng CLU, 10 bộ khí tài huấn luyện cơ bản; 70 quả đạn giả và một số bộ phận hỗ trợ khác. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với sự kiện nay, Mỹ tiếp tục nối thêm một mắt xích nữa trong “hàng rào sát thủ diệt tăng” bao vậy lãnh thổ Liên bang Nga. Bởi trước đó, người Mỹ đã cung cấp nhiều đơn vị tên lửa Javelin cho các quốc gia từng thuộc Liên Xô (cũ) hoặc có đường biên giới với Nga như: Estonia (80 CLU, 350 quả đạn năm 2016); Lithuania (74 CLU, 220 quả đạn năm 2015); Ukraine (37 CLU, 210 quả đạn năm 2018). Nguồn ảnh: Wikipedia
Với sự kiện nay, Mỹ tiếp tục nối thêm một mắt xích nữa trong “hàng rào sát thủ diệt tăng” bao vậy lãnh thổ Liên bang Nga. Bởi trước đó, người Mỹ đã cung cấp nhiều đơn vị tên lửa Javelin cho các quốc gia từng thuộc Liên Xô (cũ) hoặc có đường biên giới với Nga như: Estonia (80 CLU, 350 quả đạn năm 2016); Lithuania (74 CLU, 220 quả đạn năm 2015); Ukraine (37 CLU, 210 quả đạn năm 2018). Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Nga với NATO, một số quốc gia từng thuộc Liên Xô (cũ) và nay là đồng minh của Mỹ có thể là “tiền đồn, cứ điểm” ngăn chặn hàng nghìn xe tăng T-72, T-90 kéo vào lãnh thổ NATO. Không loại trừ khả năng, trong tương lai gần, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp Javelin cho những quốc gia thân thiết quanh nước Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Nga với NATO, một số quốc gia từng thuộc Liên Xô (cũ) và nay là đồng minh của Mỹ có thể là “tiền đồn, cứ điểm” ngăn chặn hàng nghìn xe tăng T-72, T-90 kéo vào lãnh thổ NATO. Không loại trừ khả năng, trong tương lai gần, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp Javelin cho những quốc gia thân thiết quanh nước Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù chưa bao giờ thực sự thử sức với T-72B3 hay T-90 của Nga, thế nhưng tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin được coi là có khả năng tiêu diệt mọi loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay với cơ chế tấn công vô cùng độc đáo – nhắm vào chỗ yếu nhất trên hầu hết xe tăng, gồm cả T-14 Armata. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù chưa bao giờ thực sự thử sức với T-72B3 hay T-90 của Nga, thế nhưng tổ hợp tên lửa chống tăng Javelin được coi là có khả năng tiêu diệt mọi loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay với cơ chế tấn công vô cùng độc đáo – nhắm vào chỗ yếu nhất trên hầu hết xe tăng, gồm cả T-14 Armata. Nguồn ảnh: Wikipedia
Javelin có tên khai sinh đầy đủ là FGM-148 Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng "bắn và quên" hiện đại nhất hiện nay, vượt trội về cơ chế điều khiển hơn nhiều loại tên lửa Nga bao gồm cả Kornet. Kể từ khi đưa vào sản xuất năm 1996 tới nay, 45.000 quả tên lửa đã được chế tạo kèm 12.000 bệ phóng CLU, ước tính 5.000 quả đã được sử dụng trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Javelin có tên khai sinh đầy đủ là FGM-148 Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng "bắn và quên" hiện đại nhất hiện nay, vượt trội về cơ chế điều khiển hơn nhiều loại tên lửa Nga bao gồm cả Kornet. Kể từ khi đưa vào sản xuất năm 1996 tới nay, 45.000 quả tên lửa đã được chế tạo kèm 12.000 bệ phóng CLU, ước tính 5.000 quả đã được sử dụng trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cuộc chiến đầu tiên mà Javelin có mặt là chiến tranh Iraq 2003, ở đây nó đã được lính Mỹ sử dụng tiêu diệt ít nhất 2 xe tăng T-55, 8 xe thiết giáp chở quân và một số xe tải. Sau đó nó từng được sử dụng trong cuộc chiến ở Afghanistan và cả nội chiến Syria, nhưng chưa bao giờ gặp đối thủ tương xứng cỡ như T-72, T-80, T-90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cuộc chiến đầu tiên mà Javelin có mặt là chiến tranh Iraq 2003, ở đây nó đã được lính Mỹ sử dụng tiêu diệt ít nhất 2 xe tăng T-55, 8 xe thiết giáp chở quân và một số xe tải. Sau đó nó từng được sử dụng trong cuộc chiến ở Afghanistan và cả nội chiến Syria, nhưng chưa bao giờ gặp đối thủ tương xứng cỡ như T-72, T-80, T-90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một tổ hợp tên lửa Javelin khá nhỏ gọn, có thể bắn từ trên vai người lính mà không cần giá phóng. Nó bao gồm hai phần chính: tên lửa trong ống phóng (nặng 22,3kg) và bệ phóng CLU nặng 6,4kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một tổ hợp tên lửa Javelin khá nhỏ gọn, có thể bắn từ trên vai người lính mà không cần giá phóng. Nó bao gồm hai phần chính: tên lửa trong ống phóng (nặng 22,3kg) và bệ phóng CLU nặng 6,4kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa chống tăng Javelin dài khoảng 1,1m, đường kính 127mm, đạt tầm bắn từ 2,5-4,75km tùy từng phiên bản. Đầu đạn nặng 8,4kg kiểu tandem (hai đầu nổ) có khả năng xuyên thép đồng nhất 600-800mm sau giáp ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa chống tăng Javelin dài khoảng 1,1m, đường kính 127mm, đạt tầm bắn từ 2,5-4,75km tùy từng phiên bản. Đầu đạn nặng 8,4kg kiểu tandem (hai đầu nổ) có khả năng xuyên thép đồng nhất 600-800mm sau giáp ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khác với các tên lửa chống tăng của Nga thường dùng cơ chế lái dây dẫn hoặc lái bán tự động bằng laser, Javelin trang bị đầu dò hồng ngoại. Theo đó, sau khi được CLU khóa mục tiêu, tên lửa với hệ thống dẫn đường độc lập sẽ tự truy lùng kẻ địch mà không cần sự can thiệp từ người phóng giúp họ có thể rút lui sau khi bắn đạn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khác với các tên lửa chống tăng của Nga thường dùng cơ chế lái dây dẫn hoặc lái bán tự động bằng laser, Javelin trang bị đầu dò hồng ngoại. Theo đó, sau khi được CLU khóa mục tiêu, tên lửa với hệ thống dẫn đường độc lập sẽ tự truy lùng kẻ địch mà không cần sự can thiệp từ người phóng giúp họ có thể rút lui sau khi bắn đạn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Quỹ đạo bay của tên lửa Javelin thường hướng vào phần nóc tháp pháo hoặc nóc các xe tăng - nơi bọc giáp mỏng nhất. Đây chính là điểm khiến nó được đánh giá có thể tiêu diệt xe tăng hiện đại như T-72B3 hoặc T-90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Quỹ đạo bay của tên lửa Javelin thường hướng vào phần nóc tháp pháo hoặc nóc các xe tăng - nơi bọc giáp mỏng nhất. Đây chính là điểm khiến nó được đánh giá có thể tiêu diệt xe tăng hiện đại như T-72B3 hoặc T-90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Điểm yếu của loại tên lửa này nhìn chung là nằm ở giá cả cực kỳ đắt đỏ. Theo thời giá năm 2012, bệ phóng LCU có giá tới 126.000 USD còn một quả đạn giá tới 78.000 USD (tương đương với 109.000 USD năm 2018). Nguồn ảnh: Wikipedia
Điểm yếu của loại tên lửa này nhìn chung là nằm ở giá cả cực kỳ đắt đỏ. Theo thời giá năm 2012, bệ phóng LCU có giá tới 126.000 USD còn một quả đạn giá tới 78.000 USD (tương đương với 109.000 USD năm 2018). Nguồn ảnh: Wikipedia
Video slow motion phóng tên lửa Javelin. Nguồn: Youtube

GALLERY MỚI NHẤT