Mỹ đưa 3 nhóm tàu sân bay áp sát Trung Quốc, Triều Tiên

Việc Mỹ đưa 3 nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động xung quanh Trung Quốc, Triều Tiên là một động thái được dư luận quốc tế quan tâm chú ý.

 Đây là động thái lần đầu tiên xuất hiện trong 11 năm và rất được dư luận quốc tế quan tâm chú ý, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên không ngừng leo thang và Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Lần trước, Mỹ đưa ba cụm tàu chiến đấu sân bay tới tập kết ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là tháng 6/2006, trong thời gian tiến hành diễn tập tác chiến liên hợp Lá chắn Dũng cảm với sự có mặt của 3 chiếc tàu sân bay là USS Kitty Hawk (CV-63), USS Ronald Reagan (CVN-76) và USS Abraham Lincoln (CVN-72). Năm đó, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ nhất.
My dua 3 nhom tau san bay ap sat Trung Quoc, Trieu Tien
Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) đã rời San Diego ở bờ Tây nước Mỹ tới bố trí ở châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: Defense Industry Daily 
Tổng hợp các nguồn tin báo chí cho thấy đầu tháng 1/2017, cụm tàu chiến đấu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) đã rời San Diego ở bờ Tây nước Mỹ tới bố trí ở châu Á-Thái Bình Dương. Theo chu kỳ hoạt động đánh giá phản ứng hạm đội (OFRP), tàu sân bay USS Carl Vinson chí ít sẽ có mặt ở đây tới tháng 7 mới trở về Mỹ.
Trong khi đó, sau khi kết thúc duy tu bảo dưỡng vào tháng 5 tới, tàu sân bay USS Ronald Reagan vốn thường trú tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka (Nhật Bản) sẽ bắt đầu ra khơi chạy thử trở lại, dự kiến vào tháng 6 là có thể hội đủ năng lực tác chiến như kế hoạch.
Một chiếc tàu sân bay khác là USS Nimitz (CVN-68) thuộc Hạm đội 3 đang tiến hành huấn luyện hiệp đồng biên đội COMPUTEX tại bờ Tây nước Mỹ. Một tháng nữa sau khi hoàn thành diễn tập hợp đồng tác chiến hải, lục, không quân JTFEX, USS Nimitz sẽ vượt Thái Bình Dương tới bố trí ở Trung Đông và nếu không có gì thay đổi sẽ tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 6/2017.
Như vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7/2017, ba cụm tàu chiến đấu sân bay: USS Carl Vinson, USS Ronald Reagan và USS Nimitz sẽ tề tựu ở châu Á-Thái Bình Dương với binh lực hùng hậu gồm 12 trung đội với hơn 130 chiếc máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet; 3 trung đội với 12 chiếc máy bay cảnh báo sớm E-2C/D Hawkeye; 3 trung đội với 18 chiếc máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler và 6 trung đội với 57 chiếc máy bay trực thăng SH-60 Seahawk.
Căn cứ vào cuộc diễn tập SURGEX năm 1997, báo điện tử Đa chiều của Mỹ cho biết trong 4-5 ngày, ba cụm tàu chiến đấu sân bay Mỹ có thể tiến hành xuất kích 3.000 lần đối với máy bay cánh cố định, trong đó có 2.300 lần đối với máy bay chiến đấu và thả tổng cộng 3.600 quả bom.
Trong biên đội tàu chiến đấu sân bay có 4-5 chiếc tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 8-9 tàu khu trục lớp Arleigh Burke với tổng cộng 1.500 đơn vị phóng MK 41 theo chiều thẳng đứng, ngoài việc có thể phóng tên lửa phòng không Sparrow, Standard, tên lửa chống ngầm ASROC, thì ít nhất có 500-500 đơn vị có thể dùng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Một điểm đáng chú ý khác là nếu không có sự thay đổi, biên đội tàu chiến đấu sân bay Mỹ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ 2 chiếc tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân lớp Ohio. Chúng có thể bí mật phóng 308 quả tên lửa hành trình Tomahawk từ dưới nước.
Trong chiến dịch Bình minh Odyssey năm 2011 đánh Libya, mặc dù không có tàu sân bay ở hiện trường, nhưng chỉ dựa vào tàu ngầm và tàu khu trục Arleigh Burke phóng tên lửa hành trình Tomahawk, quân đội Mỹ đã mở toang cánh cửa chiến trường nơi đây.
Bên cạnh đó, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quân đội Mỹ còn có tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard LHD-6 và lực lượng viễn chinh số 31 gồm 3.000 binh sĩ, đang tích cực diễn tập tác chiến đặc chủng.
Ngoài ra, khi có vấn đề, quân đội Mỹ còn có thể huy động một loạt máy bay ném bom chiến lược B-1B, B2 và B-52 cũng như lực lượng không quân chiến thuật bố trí ở châu Á-Thái Bình Dương và quân Mỹ đóng ở Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nói tóm lại, về mặt quân sự, vào tháng 6 tới, số binh lực của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh, đương nhiên áp lực sẽ đè nặng lên khu vực Đông Bắc Á. Trung Quốc và Triều Tiên được cho là có thể sẽ có một số phản ứng trước động thái 11 năm mới có một lần này của Mỹ.

Trung Quốc không thể thắng Mỹ trong cuộc chiến tàu sân bay

(Kiến Thức) - Một chuyên gia Nga nhận định, Hải quân Trung Quốc không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tàu sân bay với Mỹ trong tương lai gần.

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Nga Konstatin Sivkov, ngay cả khi Trung Quốc nỗ lực phát triển tàu sân bay nội địa đầu tiên, Bắc Kinh vẫn không thể đánh bại Mỹ trong cuộc chiến tàu sân bay tương lai.
Trung Quoc khong the thang My trong cuoc chien tau san bay
Nhóm tàu tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh tập trận trên Biển Đông ngày 1/1/2014.
Chuyên gia Sivkov cho biết, Trung Quốc đã tân trang thành công tàu sân bay Liêu Ninh sau khi mua lại từ Ukraine. Hệ thống radar tìm kiếm trên không loại 382 Sea Eagle S/C cho phép tàu sân bay Liêu Ninh theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu trên không. Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh còn được trang bị 4 radar quét mạng pha điện tử chủ động, giúp nó có khả năng phòng không tương tự tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Cuộc sống trên siêu tàu sân bay Mỹ

(Kiến Thức) - Siêu tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ hiện đang tham gia chiến dịck không kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.

Cuoc song tren sieu tau san bay My
Siêu tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được ví như một đảo thép nặng 100.000 tấn nổi trên mặt biển. Nó có thể chở được ít nhất 70 máy bay chiến đấu và hơn 5.000 phi công, thủy thủ và nhân viên sinh.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.