Mỹ đau đầu với tàu ngầm diesel-điện Kilo 636

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ thừa nhận, tàu ngầm diesel-điện của Nga là nguy cơ chiến lược đối với Mỹ, bởi vì chúng không gây ồn và rất khó phát hiện ở vùng nước gần bờ.

Mỹ đau đầu với tàu ngầm diesel-điện Kilo 636
Chuyên gia quân sự Frants Stefan Gady viết: “Các tàu ngầm diesel-điện, dù không có khả năng vượt những chặng đường quá dài hoặc đi với tốc độ rất cao, vẫn là nguy cơ đe dọa Mỹ không vươn tới được các vùng nước gần bờ có tầm quan trọng chiến lược cũng như đối với thương mại quốc tế”.
Tàu ngầm diesel-điện của Nga rẻ hơn tàu ngầm nguyên tử và ít gây ồn hơn. Thế hệ tiếp sau của các tàu ngầm này sẽ được trang bị các thiết bị động lực không phụ thuộc vào không khí và các ắc quy iôn Litum mạnh (dung lượng tích điện lớn) và sẽ càng khó phát hiện và tiêu diệt những tàu ngầm này hơn nhiều trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, Frants Stefan Gady nhận xét.
My dau dau voi tau ngam diesel-dien cua Nga
 Tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo.
Chuyên gia này dẫn lời chuẩn đô đốc Mỹ Frank Drennan: “Phân biệt âm thanh của tàu ngầm diesel-điện trong vùng nước gần bờ giống như nhận ra tiếng động cơ của một xe ôtô nào đó trong tiếng ồn của thành phố lớn”.
Hiện Mỹ có nỗ lực cố gắng theo dõi những tàu ngầm này bằng các tàu ngầm nguyên tử đắt tiền. Nhằm chống lại “nguy cơ phi đối xứng”, Mỹ đang nghiên cứu chế tạo tàu chống ngầm không người lái ACTUV khả dĩ có thể phát hiện được các tàu ngầm lạ.
Con tàu này có thể hoạt động độc lập từ 60 đến 90 ngày đêm, theo dõi các vùng biển rộng lớn và thong báo cho tầu chiến của Hải quân Mỹ tọa độ của tầu địch, giúp chúng tiêu diệt nó. Theo kế hoạch, ACTUV sẽ không mang vũ khí. Dự kiến mùa Thu năm 2015 model chế thử sẽ được thử nghiệm.
Báo mạng “Vice” đưa tin: Đầu năm 2016 Cục các chương trình nghiên cứu triển vọng trực thuộc Lầu Năm Góc sẽ bắt đầu thử tàu ngầm không người điều khiển dài 40,23 mét ACTUV có khả năng tự động “săn” tàu ngầm đối phương.
Theo báo này, ACTUV có lượng giãn nước 140 tấn được đóng ở vùng bờ biển bang Oregon đã hoàn thành 90% khối lượng công việc. Sau khi hoàn thành nhà chế tạo hi vọng rằng con tàu sẽ có thể tự động hoạt động mấy tháng và phát hiện thậm chí những tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất.
Tầu không trang bị vũ khí. Có kế hoạch sử dụng sôna thủy âm chủ động để phát hiện tàu ngầm.
Việc khai thác sử dụng thiết bị như vậy là có lợi từ góc độ thương mại– chi phí một ngày mà ngân sách quân sự Mỹ phải chi ra là 15.000 USD, còn nếu dùng tàu khu trục thì chi phí là 700.000 USD, báo này viết.
My dau dau voi tau ngam diesel-dien cua Nga-Hinh-2
 ACTUV - niềm hi vọng của Hải quân Mỹ chống lại lớp tàu ngầm Kilo.
Hiện Nga đang thực hiện kế hoạch đầy tham vọng đóng tàu ngầm trong khuôn khổ hiện đại hóa rộng lớn hơn trong lĩnh vực quân sự, tạp chí Mỹ “The National Interest” viết. Đó là những tàu ngầm Varshavyanka mà báo chí Nga gọi là “ít gây ồn nhất trên thế giới” và NATO gọi là “hố đen”.
Con tầu đầu tiên của lớp này mang tên Novorossiysk” (thành phố cảng ở bờ Đông Biển Đen của LB Nga) được khởi công tháng 8/2010, hạ thủy năm 2013. Tháng 11/2011 Moscow bắt đầu đóng tàu ngầm thứ hai của lớp Varshavyanka có tên “Rostov trên sông Đông”, nó đã được hạ thủy tháng sáu năm ngoái, tạp chí này viết.
Tàu ngầm thứ tư của Project 636.3 Varshavyanka có tên Krasnodar đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tầu Admiraltei ở Sankt Peterburg. Theo kế hoạch của bộ Tư lệnh Hải quân Liên bang Nga, đến hết năm 2016 sẽ đóng xong và chuyển giao cho hải quân toàn bộ tàu ngầm Project 636.3. Và toàn bộ số tàu này sẽ được biên chế cho lực lượng tàu ngầm thuộc hạm đội Biển Đen.
The National Interest cho biết, tàu ngầm được trang bị 18 ngư lôi và 8 tên lửa loại “đất đối không”. Ngư lôi được phóng đi từ sáu ống phóng lôi đường kính 533 mm, ngư lôi được nạp tự động sau 15 giây mỗi lần. Việt Nam cũng đã nhận bốn trong sáu chiếc tàu ngầm lớp Varshavyanka theo hợp đồng đã ký với Nga.
Theo tạp chí Mỹ, nổi tiếng nhất trong các tàu ngầm Nga hiện tại là tàu ngầm nguyên tử chiến lược Borei. Tàu ngầm lớp này trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava có cự ly bắn lớn nhất hơn 9.000km.
“The National Interest” cũng đánh giá cao tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên Project 885 Yasen mang tên Severodvinsk, con tầu bắt đầu hoạt động từ năm ngoái. Đô đốc Mỹ Dave Johnson tuyên bố rất ấn tượng với tàu ngầm của lớp này.

Cận cảnh lễ đón tàu ngầm Kilo Nga về căn cứ

(Kiến Thức) - Lễ đón tàu ngầm Hải quân Nga về căn cứ diễn ra như thế nào? Hãy cùng xem chùm ảnh tàu ngầm lớp Kilo mang tên Kaluga cập cảng Polyarny để hiểu rõ.

Cận cảnh lễ đón tàu ngầm Kilo Nga về căn cứ
Can canh le don tau ngam Kilo Nga ve can cu
Trang mạng quân sự ARME của Nga vừa cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về tàu ngầm lớp Kilo Project 877LPMB mang tên Kaluga trở về căn cứ hải quân ở Polyarny sau hành trình tuần tra dài ngày trên biển.

Ngoạn mục tàu ngầm Kilo 636 phóng tên lửa Kalibr

(Kiến Thức) - Tàu ngầm Kilo 636 mang tên Rostov-on-Don của Hải quân Nga mới đây đã thực hiện phóng thử tên lửa hành trình Kalibr. 

Ngoạn mục tàu ngầm Kilo 636 phóng tên lửa Kalibr

Ngắm kho vũ khí đồ sộ chống khủng bố của Nga (1)

(Kiến Thức) - Khám phá kho vũ khí tối tân của Bộ Nội vụ Nga trong hoạt động tác chiến chống khủng bố qua phóng sự ảnh của tác giả Vitaly Kuzmin.

Ngắm kho vũ khí đồ sộ chống khủng bố của Nga (1)
Ngam kho vu khi do so chong khung bo cua Nga (1)
Trong khuôn khổ triển lãm an ninh quốc phòng Interpolitex-2015, Bộ Nội vụ Nga đã giới thiệu hàng loạt mẫu vũ khí tối tân dành cho các hoạt động bảo vệ an ninh nội địa và chống khủng bố đang được các đơn vị đặc nhiệm Nga thực hiện trong suốt thời gian qua. Trong ảnh là dòng xe bọc thép chở quân Astais Patrol-A 4x4 do công ty quốc phòng Astais của Nga phát triển.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới