Mỵ Châu và Trọng Thủy có con hay không?

Có nhiều điều thú vị về Mỵ Châu công chúa được thần tích và dã sử lưu truyền, trong đó có cả việc Mỵ Châu có con hay không?

Mỵ Châu và Trọng Thủy có con hay không?

Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy

Truyền thuyết kể rằng vì cả tinh vào tình yêu, Mỵ Châu - người con gái được Thục phán An Dương Vương hết mực yêu thương đã vô tình trao nỏ thần vào tay Trọng Thủy – con trai của Triệu Đà, kẻ luôn có dã tâm xâm lược đất nước Âu Lạc khiến cho thành Cổ Loa thất thủ.

Khi đó, để tránh sự truy sát của quân giặc, Thục phán An Dương Vương đã lên ngựa, mang theo công chúa Mỵ Châu chạy trốn về phía biển.

Mỵ Châu nhẹ dạ, hy vọng Trọng Thủy sẽ tìm mình nên lấy lông ngỗng từ áo rải suốt dọc đường đi để ngầm bảo hiệu.

Khi cha con An Dương Vương chạy đến bờ biển, đức vua khẩn cầu sự giúp đỡ của thần Kim Quy. Từ phía biển, thần Kim Quy hiện lên, nói lớn: "Kẻ ngồi sau lưng ngài chính là giặc đó".

My Chau va Trong Thuy co con hay khong?

Nhà vua hiểu ý thần Kim Quy, liền vung gươm chém chết Mỵ Châu. Sau đó, vua được thần Kim Quy rẽ sóng đi xuống biển.

Trọng Thủy nhờ lần theo dấu lông ngỗng mà tìm đến bờ biển nhưng đau xót khôn nguôi khi thấy xác Mỵ Châu. Trọng Thủy đưa thi thể vợ về chôn trong thành Cổ Loa sau đó nhảy xuống giếng nơi Mỵ Châu thường lấy nước tắm để tự vẫn.

Công chúa Mỵ Châu có con hay không?

Không có sử liệu ghi nào ghi chép về thông tin công chúa Mỹ Châu có người con nào với Trọng Thủy hay không. Chỉ biết rằng một số nguồn có nhắc tới việc Trọng Thủy ở rể trong vòng 3 năm.

Về chuyện con cái của Mỵ Châu, sách "Thiên Nam ngữ lục", tác phẩm khuyết danh viết bằng chữ Nôm ra đời khoảng cuối thế kỷ XVII có đề cập đến thông tin hết sức thú vị. Trong sách có nhắc đến việc Mỵ Châu có một người con trai. Cậu bé được Thục phán An Dương Vương yêu quý. Thậm chí nhà vua còn có dự tính sẽ truyền ngôi vị cho cháu. Theo sách này, chỉ một năm sau ngày cưới, Mỵ Châu đã mang thai và sinh con:

"Xương chu giồng ắt nở sen,

Năm sau nàng Mỵ mỗ liền có thai.

Mãn nguyệt sinh đặng con trai,

Diện mạo hiền tài, tư chất thong dong.

An Dương dấu nể trong lòng,

Lấy làm khí huyết, sinh cùng thịt xương.

Nâng niu xem bằng ngọc vàng,

Yêu con dấu Mỵ chẳng phương chút rời.

Chẳng con trai, đã cháu trai,

Thôi ông, thời cháu dễ ai mó vào."

Tuy nhiên, Trọng Thủy lấy lý do thăm cha mẹ, lại tỏ ý rằng đề phòng có người nối dõi dòng họ mình lỡ xảy ra chuyện can qua và đưa cậu bé về nước. Trọng Thủy nói với Mỵ Châu rằng:

"Anh đem vương điệt về cùng,

Thấy con cho tả thuở lòng nhớ em.

Phòng khi binh cách chẳng toàn,

Để giữ chúng rắp giữ gìn Quảng Đông."

Theo sử sách, vì Trọng Thủy tự vẫn nên Triệu Đà (tức Triệu Vũ Đế) trước khi qua đời vào năm Canh Thìn (137 TCN) ở tuổi 121 đã truyền ngôi cho cháu đích tôn là Triệu Hồ (con của Trọng Thủy).

Không có tài liệu cho biết mẹ của Triệu Hồ (tức Triệu Văn Vương) là ai. Tuy nhiên, sách "Thiên Nam" ngữ lục cho rằng, mẹ của của Triệu Hồ chính là Mỵ Châu công chúa.

"Triệu Hồ vâng chiếu trị vì,

Vốn chưng Trọng Thủy hẳn là đích tôn.

Mưu do ngày trước cầu hôn,

Đổi Linh Quang nỏ được cơn cứ này.

Loa thành xuống giếng bấy chầy,

Con đi làm chí truyện rày đã cam."

Có ý kiến cho rằng, sách "Thiên Nam ngữ lục" này không kể theo lịch sử mà đã thuật thảm tình Mỵ Châu Trọng Thủy theo truyền thuyết và thần tích. Chuyện Mỵ Châu có một con trai với chồng rồi tai họa mới xảy ra chỉ là một tình tiết hư cấu.

Nơi cầu duyên nổi tiếng linh thiêng ở đất Hà thành

Nơi cầu duyên nổi tiếng linh thiêng ở đất Hà thành
- Đến chợ Cổ Loa, chúng tôi hỏi đường, ai cũng tỏ ra sốt sắng: "Các em đi cầu duyên đúng không? Am Bà linh thiêng lắm, cứ sang đó cầu khẩn thành tâm thì về kiểu gì cũng nên duyên chồng vợ"(!?).

Lạ kỳ phiến đá cụt đầu

Am Mỵ Châu nằm trong quần thể khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ông Nguyễn Văn Đồng, 68 tuổi, thủ nhang am đon đả tiếp chúng tôi. Hằng ngày, người đàn ông này có trách nhiệm lo hương khói, hướng dẫn du khách vào lễ bái, khi cần cũng chính ông sẽ làm lễ giúp họ.

Giọng ông Đồng chậm rãi ôn lại tích xưa. Chuyện rằng, sau khi mắc mưu cha con Triệu Đà, thành Cổ Loa thất thủ, vua An Dương Vương cưỡi ngựa cùng công chúa Mỵ Châu chạy về phía Nam. Đến đèo Mộ Dạ (thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An ngày nay) thì ngựa cùng sức kiệt, trong khi quân Triệu Đà đang đuổi theo sau, vua hướng ra biển và khấn thần Kim Quy cứu mình. Thần hiện lên và bảo: "Giặc đang ở sau lưng nhà vua đó".

Vua quay lại, thấy công chúa Mỵ Châu đang miệt mài rứt lông ngỗng từ chiếc áo để đánh dấu cho Trọng Thủy tìm theo. Nghĩ con mình phản bội, vua cha rút gươm, chém đầu con gái. Trước khi chết, Mỵ Châu quỳ xuống chân vua cha và nguyện rằng: "Nếu con là kẻ bất trung có lòng hại cha, khi chết thân xác con sẽ biến thành tro bụi. Bằng không sẽ hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha".

Sau đó, người trong vùng Diễn Châu bỗng thấy có hòn đá tượng người cụt đầu gần bờ biển. Người ta có ý định khiêng hòn đá ấy đi nhưng không tài nào khiêng nổi. Thủy triều lên, hòn đá ấy trôi theo dòng nước, ngược xuống phía Bắc, từ biển lại trôi ngược về sông Cầu, vào sông Hoàng Giang chảy quanh thành Cổ Loa thì dừng lại, cứ lập lờ trôi trên sông.

Ngoài Mỵ Châu, An Dương Vương còn con gái nào khác?

Chuyện vợ con của An Dương Vương rất mịt mờ, thiếu thông tin như chính xuất thân của vua vậy.

Ngoài Mỵ Châu, An Dương Vương còn con gái nào khác?
Chính sử không nhắc gì đến gia đình riêng của An Dương Vương mà chỉ đề cập duy nhất đến một nàng công chúa tên gọi Mỵ Châu. Còn mẹ nàng là ai, ngoài ra An Dương Vương còn có bao nhiêu vợ, sinh được mấy người con thì hoàn toàn không có một chút thông tin nào.

Khám phá chốn “hạc thần” trú ẩn độc nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Tục truyền về long mạch núi Mộ Dạ tích tụ khí thiêng trời đất, là chốn "hạc thần" trú ẩn mới thật kỳ thú.

Khám phá chốn “hạc thần” trú ẩn độc nhất Việt Nam

Đền Cuông thờ An Dương Vương ở ven biển Diễn Châu (Nghệ An) là một di tích đẹp nổi tiếng. Nhưng tục truyền về long mạch núi Mộ Dạ tích tụ khí thiêng trời đất, là chốn "hạc thần" trú ẩn mới thật kỳ thú.

Mộ Dạ linh tích

Thục Phán An Dương Vương không chỉ nổi tiếng với vai trò là người khai sinh ra nhà nước Âu Lạc mà còn nổi tiếng với tài binh lược. Gắn liền với An Dương Vương là câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy đã dẫn đường cho kẻ ngoại bang chiếm mất Âu Lạc và chính An Dương Vương phải trầm mình xuống biển.

Đọc nhiều nhất

Tin mới