Mỹ bí mật di chuyển vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?

Mỹ bí mật di chuyển vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?

Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân đến Tây Âu vào những năm 1950, với đỉnh điểm là 8.000 đầu đạn ở thời điểm cao trào Chiến tranh lạnh. Số lượng này giảm mạnh vào những năm 1990 nhưng chưa bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn như biện pháp nhằm răn đe Nga.

Theo thông tin từ Cơ quan nghiên cứu quốc hội Mỹ, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump dường như đã lặng lẽ chuyển đi 50 quả  bom hạt nhân B61 khỏi các căn cứ tại châu Âu và hiện chỉ có 100 quả vẫn đặt tại lục địa này.
Theo thông tin từ Cơ quan nghiên cứu quốc hội Mỹ, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump dường như đã lặng lẽ chuyển đi 50 quả bom hạt nhân B61 khỏi các căn cứ tại châu Âu và hiện chỉ có 100 quả vẫn đặt tại lục địa này.
Vào tháng 1, Tổ chức Bulletin of the Atomic Scientists cũng đưa ra thông tin cho biết, 100 bom hạt nhân B61 hiện đang được đặt tại các căn cứ quân sự Mỹ ở năm quốc gia châu Âu, giảm từ số lượng 150 quả.
Vào tháng 1, Tổ chức Bulletin of the Atomic Scientists cũng đưa ra thông tin cho biết, 100 bom hạt nhân B61 hiện đang được đặt tại các căn cứ quân sự Mỹ ở năm quốc gia châu Âu, giảm từ số lượng 150 quả.
Số bom hạt nhân này được đặt ở Italy (căn cứ Aviano và Ghedi), Đức (căn cứ không quân Buchel), Bỉ (căn cứ Kleine Brogel), Hà Lan (căn cứ Volkel) và Thổ Nhĩ Kỳ (căn cứ Incirlik).
Số bom hạt nhân này được đặt ở Italy (căn cứ Aviano và Ghedi), Đức (căn cứ không quân Buchel), Bỉ (căn cứ Kleine Brogel), Hà Lan (căn cứ Volkel) và Thổ Nhĩ Kỳ (căn cứ Incirlik).
Các nhà nghiên cứu cho rằng, số lượng giảm là do diện tích nhà chứa ở Aviano và Incirlik đã bị thu hẹp. Ngoài ra, căn cứ Incirlik giảm từ 50 quả xuống còn 20 quả còn do Washington quan ngại vấn đề an ninh sau vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2016.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, số lượng giảm là do diện tích nhà chứa ở Aviano và Incirlik đã bị thu hẹp. Ngoài ra, căn cứ Incirlik giảm từ 50 quả xuống còn 20 quả còn do Washington quan ngại vấn đề an ninh sau vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2016.
Trong nhiều năm qua, Nga đã kêu gọi Mỹ và đồng minh đưa mọi vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu. Phía Nga và một bộ phận quan chức châu Âu cho rằng, số vũ khí này là tàn dư của Chiến tranh lạnh.
Trong nhiều năm qua, Nga đã kêu gọi Mỹ và đồng minh đưa mọi vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu. Phía Nga và một bộ phận quan chức châu Âu cho rằng, số vũ khí này là tàn dư của Chiến tranh lạnh.
Nga cũng chỉ trích cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO, tức là cho phép đồng minh không có năng lực hạt nhân tham gia lập kế hoạch tác chiến sử dụng vũ khí hạt nhân.
Nga cũng chỉ trích cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO, tức là cho phép đồng minh không có năng lực hạt nhân tham gia lập kế hoạch tác chiến sử dụng vũ khí hạt nhân.
Nga cho rằng, việc này không chỉ gia tăng căng thẳng và hoài nghi trong quan hệ giữa hai bên, mà nó còn vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nga cho rằng, việc này không chỉ gia tăng căng thẳng và hoài nghi trong quan hệ giữa hai bên, mà nó còn vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Các nguồn tin ở Nga cho biết, nước này chưa được thông báo gì về thay đổi trong kho hạt nhân của Mỹ tại châu Âu.
Các nguồn tin ở Nga cho biết, nước này chưa được thông báo gì về thay đổi trong kho hạt nhân của Mỹ tại châu Âu.

GALLERY MỚI NHẤT