Mưu thần Lưu Bá Ôn trước khi chết nhất định đòi ăn bánh nướng

Mưu thần Lưu Bá Ôn dựa vào "Thiêu bính ca" - "Bài ca bánh nướng" để dự đoán về triều đại nhà Minh đến tận 800 năm. Có điều rất lạ là trước khi chết, Lưu Bá Ôn nhất quyết đòi ăn một miếng bánh nướng.

Mưu thần Lưu Bá Ôn trước khi chết nhất định đòi ăn bánh nướng

Thân là đệ nhất mưu thần của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn dựa vào "Thiêu bính ca" - "Bài ca bánh nướng" để dự đoán về triều đại nhà Minh, về 800 năm sau hưng suy hợp tan. Người đời sau thông qua các khảo chứng khoa học đã chứng minh không ít tiên đoán của Lưu Bá Ôn là đúng. Chỉ là, mọi người không giải thích được, vì sao trước khi chết Lưu Bá Ôn nhất quyết đòi ăn một miếng bánh nướng.

Sử chép lại, Lưu Bá Ôn tinh thông thiên văn, địa lý, giúp Chu Nguyên Chương thao túng cả giang sơn, "Bài cá bánh nướng" ra đời trong một lần quân thần trò chuyện.

Muu than Luu Ba On truoc khi chet nhat dinh doi an banh nuong

Ảnh minh họa.

Giai thoại kể lại rằng, một ngày nọ, Chu Nguyên Chương ở trong điện ăn một chiếc bánh nướng. Vừa mới cắn được một miếng, Lưu Bá Ôn liền tới tấn kiến.

Đột nhiên nảy ra suy nghĩ muốn thử tài Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương cho đậy lại chiếc bánh nướng. Khi Lưu Bá Ôn vào, vị hoàng đế này thích thú hỏi: "Nghe nói tiên sinh am hiểu bói toán, có thể hay không đoán ra trong bát của ta là thứ gì?"

Lưu Bá Ôn nghe vậy liền bấm đốt ngón tay tính toán sau đó từ tốn trả lời: "Một nửa mặt trời, một nửa mặt trăng, bị rồng vàng cắn một miếng, thần mạo phạm đoán đó là một chiếc bánh nướng".

Dứt lời, Chu Nguyên Chương thất kinh, không nhịn được mà cảm thán: "Tiên sinh thần cơ diệu toán, ta thực sự bội phục".

Thừa cơ, Chu Nguyên Chương lại hỏi vận mệnh của Đại Minh sẽ ra sao. Lúc này, Lưu Bá Ôn thực sự sợ hãi, lo lắng trong lúc trả lời vô ý sẽ bị chém đầu liền cầu xin Chu Nguyên Chương kim bài miễn tử.

Được Chu Nguyên Chương đáp ứng, Lưu Bá Ôn mới thoải mái nói ra, cứ như vậy, kỳ thư cổ đại "Bài ca bánh nướng" ra đời.

"Bài ca bánh nướng" toàn văn tổng cộng có 1912 từ, chia thành 40 bài hát. Mỗi một bài hát lại giống như một câu đố, được viết một cách rất ẩn ý, chứa đựng những tiên đoán bí mật.

Bài ca này đã dự đoán chính xác trận chiến Tĩnh Nan, chính biến Thổ Mộc Bảo, Minh Anh Tông phục vị, nạn hoạn quan chiếm quyền, Lý Tự Thành khởi nghĩa, Sùng Trinh tự vẫn, Ngô Tam Quế đầu hàng quân Thanh.

Nghe xong, Chu Nguyên Chương có chút mất hứng, không vui, thế nhưng suy nghĩ sâu sa, vị hoàng đế này cũng hiểu, không thể nào có một triều đại bất diệt, có hưng ắt có vong, có thịnh ắt có suy. Cũng nhờ vậy, Lưu Bá Ôn không bị liên lụy.

Đến khi Lưu Bá Ôn lâm bệnh nặng và sắp qua đời, vị danh nhân này nhất quyết đòi ăn một miếng bánh nướng. Theo nhiều sử gia, đây là hành động mà Lưu Bá Ôn muốn thể hiện rằng "Bài ca bánh nướng" của ông không phải là mê tín nói bậy. Trong đó tiên đoán những sự kiện trọng đại của nhà Minh và xuyên suốt 800 năm sau, khiến hậu thế tôn kính vô ngần, phải trầm trồ bội phục.

 

Thuật phong thủy của Lưu Bá Ôn giúp 260 người cùng làng làm quan

Nhờ tinh thông phong thủy, Lưu Bá Ôn đã giúp cho người dân thôn Du Nguyên không còn khổ sở vì thiên tai, trở thành một vùng đất địa linh nhân kiệt ở Trung Quốc.

Thuật phong thủy của Lưu Bá Ôn giúp 260 người cùng làng làm quan
Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương từ một đứa trẻ chăn trâu nghèo khổ đã vật lộn vươn lên chiến đấu, cuối cùng đã lật đổ được sự thống trị của triều đình nhà Nguyên, trở thành Hoàng đế khai quốc đương thời ở Trung Quốc.

Phong thuỷ trấn yểm trên quan tài Lưu Bá Ôn khiến Chu Nguyên Chương phải tái mặt

Sau khi thành lập Minh triều, Chu Nguyên Chương đã ra tay trừ khử hầu hết các đại công thần. Ngay tới nhân vật được mệnh danh là "thần cơ diệu toán" như Lưu Bá Ôn cũng không tránh khỏi kết cục chết chóc.

Phong thuỷ trấn yểm trên quan tài Lưu Bá Ôn khiến Chu Nguyên Chương phải tái mặt
Sau khi Lưu Bá Ôn qua đời được 200 năm, có một tri huyện họ Dương xuất ngoại để thị sát dân tình. Khi đi đến một bờ sông thì nhìn thấy một ngôi mộ nằm ở bờ sông bị nước chảy làm quan tài lộ ra.

Rợn người trại góa phụ thời nhà Minh, nơi phụ nữ sống không bằng chết

Tất cả những phụ nữ sống trong trại góa phụ đều không được phép tự ý giao du với đàn ông. Ai vi phạm sẽ bị xử lý cực nghiêm, thậm chí có thể mất mạng.

Rợn người trại góa phụ thời nhà Minh, nơi phụ nữ sống không bằng chết

Thời cổ đại, chiến tranh liên miên, khói lửa hiếm khi nào dứt. Cũng bởi vậy, vô số binh lính vì đất nước chiến đấu đã táng mạng nơi chiến trường. Trong số này, không ít người đã có gia đình. Vậy, khi những binh sĩ không may tử trận, thê thiếp của họ phải làm sao? Số phận những người phụ nữ góa bụa này sẽ đi đâu, về đâu?

Theo tìm hiểu, thông thường những góa phụ này sẽ ở vậy đến già. Nếu có con thì nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, kéo dài hương hỏa cho nhà chồng. Nếu chưa có con thì vẫn tiếp tục bổn phận con dâu, ở lại chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng cho tận nghĩa hiếu. Cũng có một số góa phụ đi bước nữa, tuy nhiên đó chỉ là trường hợp cá biệt, không nhiều.

Đọc nhiều nhất

Tin mới