Mưu đồ “hiến pháp” của cựu Thủ tướng Nhật Aso

(Kiến Thức) - Cựu Thủ tướng Taro Aso đề xuất Nhật Bản nên nghiên cứu kinh nghiệm của Đức trong việc thay đổi Hiến pháp Weimar vào đầu những năm 1930.

Mưu đồ “hiến pháp” của cựu Thủ tướng Nhật Aso
Cựu Thủ tướng Taro Aso kêu gọi Nhật Bản âm thầm sửa đổi Hiến pháp.
Cựu Thủ tướng Taro Aso kêu gọi Nhật Bản âm thầm sửa đổi Hiến pháp.
Hôm Thứ Hai (29/7), cựu Thủ tướng Taro Aso nói rằng “Hiến pháp Weimar của Đức đã thay đổi không đáng kể. Và không ai nhận thấy những thay đổi này. Có lẽ là nên học hỏi kinh nghiệm của họ”. Ông nhấn mạnh rằng mục tiêu của việc thay đổi Hiến pháp là sự ổn định của nhà nước và phải tính đến tình hình bên ngoài và dư luận xã hội.
Dù sao đi chăng nữa, tuyên bố của cựu Thủ tướng Taro Aso cũng đã gây khuấy động các nước châu Á. Việc xét lại Hiến pháp Weimar của Đức quốc xã đồng nghĩa với việc từ bỏ những hạn chế đã được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất về qui mô của Các lực lượng vũ trang Đức. Kết quả là Đức quốc xã đã có thể nhanh chóng khôi phục sức mạnh quân sự trong thời gian cực ngắn. Sau đó, với sự đồng ý ngầm của Vương quốc Anh và Pháp, nước này bắt đầu xâm lược Áo và Tiệp Khắc, sau đó chiếm đóng Ba Lan, mở màn cho Chiến tranh thế giới thứ II. Rõ ràng là Trung Quốc và Hàn Quốc lo sợ rằng việc xét lại hiến pháp "hòa bình" của Nhật Bản và cải cách các lực lượng vũ trang sẽ tạo điều kiện cho việc tăng cường nhanh chóng tiềm lực quân sự của Nhật Bản.
Chuyên gia Nga nổi tiếng về Nhật Bản, ông Victor Pavlyatenko, nhận định: “Dựa vào kết quả bầu cử, có thể thấy xã hội Nhật Bản chia làm hai nhóm chính – nhóm những người ủng hộ ý tưởng của Thủ tướng Shinzo Abe vào việc sửa đổi Hiến pháp và nhóm những người phản đối việc này. Theo cuộc thăm dò của nhật báo Mainichi, nhóm thứ hai chiếm 51%. Điển hình là việc ông Abe bây giờ đã bớt mạnh mẽ hơn trước trong việc kêu gọi sửa đổi Hiến pháp. Có lẽ ai đó trong vòng thân cận của ông đã nhắc nhở ông rằng không nên làm tình hình trầm trọng thêm, vì điều đó không chỉ làm tổn hại cho Nhật Bản mà còn làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Theo chuyên gia Pavlyatenko, nhiều điều phụ thuộc vào việc chính sách kinh tế Abenomics sẽ được thực hiện như thế nào. Nếu xuất hiện trục trặc trong chương trình kinh tế Abenomics, việc điều chỉnh sẽ được tìm kiếm trong chính sách đối ngoại và trong các bước mà ông Shinzo Abe đã vạch ra ngay trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của mình - thay đổi Hiến pháp, chuyển đổi lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành lực lượng quân đội đầy đủ và những biện pháp khác.
Tuy nhiên, trên con đường xây dựng sức mạnh quân sự của Nhật Bản còn có một trở ngại lớn và đó là Mỹ. Tuy là đồng minh quân sự-chính trị của Nhật Bản, Mỹ không muốn Tokyo châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Á hay Nhật Bản lại trở thành một cường quốc quân sự một lần nữa.

Lo ngại Trung Quốc, LPD “tái vũ trang” Nhật Bản

Lo ngại Trung Quốc, LPD “tái vũ trang” Nhật Bản
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot dưới hoa anh đào.
 Hệ thống tên lửa phòng không Patriot dưới hoa anh đào.

Dự án này mang lại khả năng tấn công các căn cứ quân sự của đối phương, thành lập lực lượng thủy quân lục chiến cũng như nâng cao hiệu quả phòng thủ tên lửa. LPD cũng đề xuất trang bị cho quân đội Nhật Bản các loại tên lửa hành trình để tấn công căn cứ quân sự của đối phương.

Vì sao Nhật Bản “quốc hữu hóa” Senkaku?

Vì sao Nhật Bản “quốc hữu hóa” Senkaku?
Sóng gió trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.
 Sóng gió trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.

Bảy kịch bản giả định Trung Quốc tấn công Nga

Nhà phân tích Khramchikhin vẽ ra kịch bản Trung Quốc tấn công chớp nhoáng xâm lược Nga với 7 bước, vào lúc mà phía Nga có thể mất cảnh giác.

Bảy kịch bản giả định Trung Quốc tấn công Nga
Lục quân Trung Quốc trong lễ duyệt binh.
Lục quân Trung Quốc trong lễ duyệt binh.
Mạng sina Trung Quốc vừa dẫn bài viết trên tờ Komsomolskaya Pravda ngày 25/7 cho biết, phó viện trưởng Viện phân tích quân sự và chính trị Nga Khramchikhin vừa có bài viết trên blog của trang mạng tạp chí Snob đưa ra kịch bản "Trung Quốc có thể xâm lược Nga", giống như Đức xâm lược Liên xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, kết quả gây tranh luận sôi nổi cho các chuyên gia và dân mạng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.