Phong thuỷ tốt xấu của một ngôi nhà là căn cứ trên nhiều loại yếu tố. Cụ thể như phương hướng, địa thế núi sông xung quanh, thời gian không gian hiện tại của ngôi nhà, và cũng tùy theo đại cuộc tốt xấu của sơn thủy mà suy đoán khu vực đại cát hay đại hung.
Nếu là đại cát thì khu vực này sẽ đại thịnh, người dân sẽ giàu có, phát phúc hơn, còn nếu trong đại cuộc không tốt, thì khu vực này sẽ không thịnh vượng.
1. Minh đường rộng rãi
Minh đường nhỏ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới bố cục phong thủy nhà ở. Minh đường hẹp hòi, chật chội, tối ám thì chỉ nhìn thấy cái trước mắt, khuyết thiếu tầm nhìn xa, dễ dàng thất bại. Vì thế, minh đường phải rộng rãi, sáng sủa, đón khí thì mới cát lợi.
2. Tránh chư sát
Phòng khách phải tránh thế thiên trảm, lộ hướng, tiêm sừng tức là tránh đường chính, vật nhọn, cột điện đối diện với cửa chính. Như vậy thì đảm bảo trạch vận thuận, không phát sinh tai họa ngoài ý muốn.
3. Cây cối
Cây cối là một tường thành chắn gió rất tốt, gió thổi khí tán, cây cối có thể tụ gió. Ngoài ra, với chức năng quang hợp của thực vật, hút khí cacbonic và nhả khí oxy. Như vậy về phương diện làm sạch môi trường thì cây cối đóng vai trò vô cùng quan trọng với bầu khí quyển của chúng ta.
Ảnh minh họa |
Phong thủy học đã phân các loại cây cối môi trường xung quanh là ở làm 3 loại:
Dùng để ngăn chặn sát khí (gió Tây Bắc) gọi là rừng chắn gió, tốt nhất là nên vừa cao vừa dày, thường xuất hiện ở phương Tây Bắc hoặc ở sơn cốc.
Trồng ở sau nhà ở thì gọi là long tọa lâm, có tác dụng bảo vệ nhà.
Trồng ở phía trước ngôi nhà thì gọi là hạ thế lâm, phải ngay ngắn chỉnh tề.
4. Âm dương khác biệt
Trong nhà, mỗi nơi đều cần bố trí âm dương khác nhau, không phải đồng nhất. Phòng khách nên rộng rãi, dương khí thịnh, ánh mặt trời soi chiếu rực rỡ thì chủ nhân lòng dạ mới quảng đại, sự nghiệp quang minh. Ngược lại, phòng ngủ nên tiết chế dương khí, rộng vừa đủ, hạn chế sáng quá mức sẽ ảnh hưởng tới tình cảm riêng tư của chủ nhân.
Nhà mà nơi nơi đều có ánh sáng sung túc tất nảy sinh vượng khí, ngược lại, nếu tối ám thì âm khí nặng nề, trạch vận suy bại, việc gì cũng không thuận.
5. Nhà đất có hình vuông tốt cho phong thủy
Nhà đất cân đối có hình chữ nhật hoặc hình vuông sẽ đem lại phú quý cho chủ nhà. Hình dáng này chính là biểu tượng cho đất, nơi nâng đỡ và nuôi sống vạn vật. Đối với ngôi nhà hình chữ nhật thì cần phải chú ý về tới tỷ lệ của chiều ngang và chiều dài. Nếu nhà hẹp ngang hay quá rộng cũng đều khiến cho cát khí bị ảnh hưởng. Phong thuỷ học cho rằng, ngôi nhà vuông vức có tỷ lệ 6:4 là lý tưởng nhất, sẽ cho âm dương cân bằng, bốn bề tám bên đều rất vững vàng.
6. Phía trước thoáng rộng
Tiền cảnh rộng lớn thì tiền đồ mới khả quan. Nếu phía trước có chướng ngại thì tất thu bại khí, dù có trường hợp ngoại lệ là “thu ngược phong phản”, bị chắn trước nhà nhưng khí ngược lại chuyển vượng nhưng vẫn không nên, vì có tác dụng phụ.
7. Long cao hơn hổ
Nhà ở cần chỗ mát mẻ, có dương khí mới tốt, khô khan thì không nên. Một ngoại hình đẹp cho khuôn viên nhà phải có núi cao ở hướng đông (thanh long), có đồi thấp ở hướng tây (bạch hổ), có khoảng đất rộng và trống ở hướng nam (hồng phượng) và có cây to ở hướng bắc (hắc quy).
Nhà ở được “nước” hướng vào là tốt, còn quay lưng lại là xấu. Ngoài ra, lý thuyết Phong thủy cho rằng căn nhà có điểm tốt phải có hình thể phân minh rõ ràng theo tứ linh “Long, Phụng, Hổ, Quy”. Biểu tượng “Long” là tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu.
Nhà ở bốn phía nước chảy, đường sá giao nhau thì không tốt. Nhà ở mà trước cửa không có ao hồ thì nên làm thêm ao hồ hình bán nguyệt. Thế nhưng, rất kỵ trường hợp có hai hay nhiều ao hồ. Cây to trước cửa nhà cũng không tốt, không chỉ trở ngại ánh sáng lọt vào mà còn cản trở âm khí thoát đi. Khi làm nhà cũng nên tránh cửa chính nhìn thẳng vào góc nhà khác, cũng nên tránh cửa chính nhìn đối diện lối vào.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo