Muôn kiểu hành hình tử tù thời cổ đại (1)

Muôn kiểu hành hình tử tù thời cổ đại (1)

(Kiến Thức) - Thời cổ đại, người ta đã nghĩ ra những hình thức xử tử tù nhân khá "hãi hùng" như thiêu sống, đóng cọc, moi ruột rồi quấn lên xe…

Một trong những bộ luật cổ xưa nhất đề cập đến phương pháp hành hình tử tội là Hammurapi. Đây là bộ luật của người Babilon có từ thời vua Hammurapi (1792-1750 trước công nguyên). Nội dung của bộ luật này được khắc trên một phiến đá bazan cao 2,25m và có đường kính đáy gần 2m.
Một trong những bộ luật cổ xưa nhất đề cập đến phương pháp hành hình tử tội là Hammurapi. Đây là bộ luật của người Babilon có từ thời vua Hammurapi (1792-1750 trước công nguyên). Nội dung của bộ luật này được khắc trên một phiến đá bazan cao 2,25m và có đường kính đáy gần 2m.
Bộ luật Hammurapi gồm 282 điều trong đó có đề cập đến 30 trường hợp phạm nhân bị xử tử hình. Các điều luật thời đó thể hiện rõ tính bảo thủ, cứng rắn thông qua những hình thức thi hành án dã man tương ứng với mức độ phạm tội.
Bộ luật Hammurapi gồm 282 điều trong đó có đề cập đến 30 trường hợp phạm nhân bị xử tử hình. Các điều luật thời đó thể hiện rõ tính bảo thủ, cứng rắn thông qua những hình thức thi hành án dã man tương ứng với mức độ phạm tội.
Trong số đó có Điều 229 quy định những đối tượng phạm phải tội chết là: “Nếu như người thợ xây nhà không chắc chắn khiến nó bị sập, đổ và chủ nhà bị chết thì người làm ra nó sẽ bị giết”. Hay Điều 1 và Điều 3 quy định: “Kẻ nào buộc tội vô cớ về tội giết người cho người khác thì chính kẻ đó bị giết” hay “Nếu ai chứa chấp hay giúp đỡ nô lệ chạy trốn thì cũng bị phán tội chết”. Theo quy định của bộ luật Hammurapi, tử tù sẽ bị thi hành án theo phương pháp rùng rợn như thiêu sống, dìm dưới nước hoặc đóng cọc... cho đến chết.
Trong số đó có Điều 229 quy định những đối tượng phạm phải tội chết là: “Nếu như người thợ xây nhà không chắc chắn khiến nó bị sập, đổ và chủ nhà bị chết thì người làm ra nó sẽ bị giết”. Hay Điều 1 và Điều 3 quy định: “Kẻ nào buộc tội vô cớ về tội giết người cho người khác thì chính kẻ đó bị giết” hay “Nếu ai chứa chấp hay giúp đỡ nô lệ chạy trốn thì cũng bị phán tội chết”. Theo quy định của bộ luật Hammurapi, tử tù sẽ bị thi hành án theo phương pháp rùng rợn như thiêu sống, dìm dưới nước hoặc đóng cọc... cho đến chết.
Vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I trước công nguyên, các giáo sĩ Bàlamôn (Ấn Độ) đã soạn ra luật Manu. Theo đó, những kẻ trộm cắp tái phạm lần thứ 3 sẽ bị tử hình, Nếu như đi trộm cướp vào ban đêm thì tử tù sẽ bị đóng cọc. Còn nếu trộm cắp tài sản của nhà vua hay nhà chùa thì sẽ bị giết chết ngay lập tức mà không cần xét xử.
Vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I trước công nguyên, các giáo sĩ Bàlamôn (Ấn Độ) đã soạn ra luật Manu. Theo đó, những kẻ trộm cắp tái phạm lần thứ 3 sẽ bị tử hình, Nếu như đi trộm cướp vào ban đêm thì tử tù sẽ bị đóng cọc. Còn nếu trộm cắp tài sản của nhà vua hay nhà chùa thì sẽ bị giết chết ngay lập tức mà không cần xét xử.
Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, bộ luật nổi tiếng và điển hình là luật La Mã. Bộ luật này quy định các phương pháp xét xử nhiều loại tội phạm trong đó có tử tù. Tuy nhiên, mỗi giai cấp phạm trọng tội lại có những phương pháp thi hành án khác nhau. Cụ thể, nếu tầng lớp quý tộc và binh lính bị phán tội chết thì họ sẽ bị chém bằng gươm.
Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, bộ luật nổi tiếng và điển hình là luật La Mã. Bộ luật này quy định các phương pháp xét xử nhiều loại tội phạm trong đó có tử tù. Tuy nhiên, mỗi giai cấp phạm trọng tội lại có những phương pháp thi hành án khác nhau. Cụ thể, nếu tầng lớp quý tộc và binh lính bị phán tội chết thì họ sẽ bị chém bằng gươm.
Còn dân thường sẽ bị thiêu sống hay bị ngựa kéo xé xác. Còn nếu nô lệ phạm tội tày đình, không thể dung thứ thì tử tù sẽ chịu hình phạt vô cùng khắc nghiệt như đóng cọc xuyên qua người, dìm xuống nước cho đến khi nghẹt thở hay thiêu sống...
Còn dân thường sẽ bị thiêu sống hay bị ngựa kéo xé xác. Còn nếu nô lệ phạm tội tày đình, không thể dung thứ thì tử tù sẽ chịu hình phạt vô cùng khắc nghiệt như đóng cọc xuyên qua người, dìm xuống nước cho đến khi nghẹt thở hay thiêu sống...
Ở Hy Lạp và La Mã, đao phủ sẽ dùng một con dao để rạch bụng phạm nhân, khiến nội tạng của tử tù bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến mất mạng.
Ở Hy Lạp và La Mã, đao phủ sẽ dùng một con dao để rạch bụng phạm nhân, khiến nội tạng của tử tù bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến mất mạng.
Người Ba Tư cổ đại là một trong những nước xử tử tù nhân mang trọng tội cực kỳ dã man. Không chỉ mổ bụng nạn nhân, đao phủ còn moi đoạn ruột dài 6-7m của tù nhân rồi quấn chúng lên xe kéo.
Người Ba Tư cổ đại là một trong những nước xử tử tù nhân mang trọng tội cực kỳ dã man. Không chỉ mổ bụng nạn nhân, đao phủ còn moi đoạn ruột dài 6-7m của tù nhân rồi quấn chúng lên xe kéo.
Ở Nhật Bản thời xưa, những chiến binh thường tự vẫn bằng hình thức dùng chính thanh kiếm sắc nhọn của mình mổ bụng để tỏ rõ lòng trung thành cũng như giữ phẩm giá, danh dự của tầng lớp võ sĩ. Nếu tử tù là dân thường, đối tượng này sẽ bị chém đầu.
Ở Nhật Bản thời xưa, những chiến binh thường tự vẫn bằng hình thức dùng chính thanh kiếm sắc nhọn của mình mổ bụng để tỏ rõ lòng trung thành cũng như giữ phẩm giá, danh dự của tầng lớp võ sĩ. Nếu tử tù là dân thường, đối tượng này sẽ bị chém đầu.
Một số quốc gia khác trên thế giới còn xử chết tù nhân bằng cách ném tội phạm từ trên cao xuống đất cho đến khi chết mới dừng tay. Tuy nhiên, phương pháp hành hình này chỉ áp dụng ở những nơi cao ráo.
Một số quốc gia khác trên thế giới còn xử chết tù nhân bằng cách ném tội phạm từ trên cao xuống đất cho đến khi chết mới dừng tay. Tuy nhiên, phương pháp hành hình này chỉ áp dụng ở những nơi cao ráo.
Người Ai Cập cổ đại xử chết tử tù bằng cách treo phạm nhân lên trên giá chữ thập. Kiểu hành hình đáng sợ này cũng được sử dụng ở một số nước phương Đông và khu vực Địa Trung Hải.
Người Ai Cập cổ đại xử chết tử tù bằng cách treo phạm nhân lên trên giá chữ thập. Kiểu hành hình đáng sợ này cũng được sử dụng ở một số nước phương Đông và khu vực Địa Trung Hải.
Đế chế Ba Tư thi hành phương pháp xử tội khá nghiêm khắc và có phần cực đoan khi cắt tứ chi của tử tù. Chưa dừng lại ở đó, giai cấp thống trị còn nghĩ ra phương pháp xử tội tử tù dã man hơn là cắt từng ngón tay, ngón chân, cánh tay, xẻo thịt vai, đùi, tai, mũi… của phạm nhân khiến họ đau đớn khôn cùng cho đến lúc chết.
Đế chế Ba Tư thi hành phương pháp xử tội khá nghiêm khắc và có phần cực đoan khi cắt tứ chi của tử tù. Chưa dừng lại ở đó, giai cấp thống trị còn nghĩ ra phương pháp xử tội tử tù dã man hơn là cắt từng ngón tay, ngón chân, cánh tay, xẻo thịt vai, đùi, tai, mũi… của phạm nhân khiến họ đau đớn khôn cùng cho đến lúc chết.
Thêm một kiểu xử tử phổ biến khác trong xã hội cổ đại là ép uống thuốc độc. Đây là một trong những cách hành hình có từ lâu đời. Có những loại thuốc độc khiến phạm nhân sau khi uống sẽ tắt thở nhanh chóng mà không đau đớn. Tuy nhiên, cũng có loại khiến tử tù quằn quại đến mức thắt ruột gan.
Thêm một kiểu xử tử phổ biến khác trong xã hội cổ đại là ép uống thuốc độc. Đây là một trong những cách hành hình có từ lâu đời. Có những loại thuốc độc khiến phạm nhân sau khi uống sẽ tắt thở nhanh chóng mà không đau đớn. Tuy nhiên, cũng có loại khiến tử tù quằn quại đến mức thắt ruột gan.
“Tứ mã phân thây” hay “tứ mã phanh thây” là phương pháp hành hình dã man ở Trung Quốc. Khi bị xử theo hình thức này, tứ chi của tù nhân sẽ bị trói vào những sợi dây thừng chắc chắn rồi buộc vào ngựa cho chúng kéo căng theo 4 hướng khác nhau. Sau đó, có người sẽ quất vào lũ ngựa khiến chúng lao thẳng về phía trước khiến cơ thể tử tù bị xé thành nhiều mảnh.
“Tứ mã phân thây” hay “tứ mã phanh thây” là phương pháp hành hình dã man ở Trung Quốc. Khi bị xử theo hình thức này, tứ chi của tù nhân sẽ bị trói vào những sợi dây thừng chắc chắn rồi buộc vào ngựa cho chúng kéo căng theo 4 hướng khác nhau. Sau đó, có người sẽ quất vào lũ ngựa khiến chúng lao thẳng về phía trước khiến cơ thể tử tù bị xé thành nhiều mảnh.
Một biến thể khác của phương pháp hành hình ghê rợn trên là “ngũ mã phanh thây”. Thay vì sử dụng 4 con ngựa, người ta dùng 5 con buộc vào đầu và tứ chi của tù nhân rồi quất cho chúng chạy theo những hướng khác nhau.
Một biến thể khác của phương pháp hành hình ghê rợn trên là “ngũ mã phanh thây”. Thay vì sử dụng 4 con ngựa, người ta dùng 5 con buộc vào đầu và tứ chi của tù nhân rồi quất cho chúng chạy theo những hướng khác nhau.
Người cổ đại còn sử dụng phương pháp nướng chín hoặc phơi nắng phạm nhân đến chết. Đối với phương pháp nướng chín, người ta sẽ dùng ngọn lửa nhỏ để nướng khiến phạm nhân cảm nhận được hơi nóng của lửa dần dần thiêu đốt cơ thể. Kẻ bị xử tử sẽ cảm thấy đau đớn tột cùng và chỉ muốn cái chết nhanh đến với mình để thoát khỏi màn hành hình ghê rợn đó.
Người cổ đại còn sử dụng phương pháp nướng chín hoặc phơi nắng phạm nhân đến chết. Đối với phương pháp nướng chín, người ta sẽ dùng ngọn lửa nhỏ để nướng khiến phạm nhân cảm nhận được hơi nóng của lửa dần dần thiêu đốt cơ thể. Kẻ bị xử tử sẽ cảm thấy đau đớn tột cùng và chỉ muốn cái chết nhanh đến với mình để thoát khỏi màn hành hình ghê rợn đó.

GALLERY MỚI NHẤT