Các nhà nghiên cứu khẳng định, căng thẳng tăng cao trong thời gian thi cử có mối liên hệ mật thiết với một chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng bao gồm việc ăn ít trái cây, rau củ và ăn nhiều thức ăn nhanh.
Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu cho rằng học sinh thường gặp khó khăn với việc ăn những thức ăn lành mạnh và thói quen ăn uống xấu, dễ bị căng thẳng, áp lực thi cử.
Mọi người có xu hướng ăn quá nhiều và thoải mái khi ăn thực phẩm giàu chất béo, đường và calo trong thời gian căng thẳng. |
“Căng thẳng từ lâu đã có liên quan đến một chế độ ăn nghèo nàn. Mọi người thường có xu hướng ăn nhiều và thoải mái ăn thực phẩm nhiều chất béo, đường và calo trong lúc bị căng thẳng.
Phát hiện của chúng tôi về thói quen ăn uống của học sinh trong các kỳ thi đã xác nhận giả thuyết suy giảm chế độ ăn uống gây ra căng thẳng”, Nathalie Micels - nhà nghiên cứu hàng đầu của Đại học Ghent (Bỉ) cho biết.
Các nhà nghiên cứu điều tra về mối liên hệ giữa căng thẳng mùa thi và thay đổi trong chất lượng chế độ ăn, đồng thời tìm hiểu liệu mối liên hệ này có bị biến đổi bởi các yếu tố tâm lý xã hội như hành vi ăn uống, động cơ lựa chọn thực phẩm, khẩu vị, cảm xúc được khen thưởng/bị chê trách, xung động, cơ chế phòng vệ, lối sống ít vận động và hỗ trợ xã hội.
Trong suốt thời gian thi kéo dài một tháng, những người tham gia thấy khó khăn hơn trong việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và chỉ một phần tư hoàn thành khuyến nghị của WHO - 400g trái cây và rau quả mỗi ngày.
“Để chống lại chế độ ăn uống gây thêm căng thẳng, việc phòng ngừa nên tích hợp các khía cạnh xã hội và lối sống bao gồm khống chế căng thẳng (như luyện tập điều tiết cảm xúc, chánh niệm, yoga), giáo dục dinh dưỡng các kỹ thuật giúp bạn tin vào bản thân, cẩn thận với việc ăn mà không cần đói và tạo một môi trường kích thích chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể dục thể thao”, Michels cho biết thêm.