Muỗi thích đốt phụ nữ có thai, vì sao?

(Kiến Thức) - Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai thu hút muỗi cũng như bị muỗi đốt hơn những người khác khoảng hai lần.

Muỗi thích đốt phụ nữ có thai, vì sao?
Hỏi: Tôi có thai nhưng thường xuyên bị muỗi đốt, trong khi đứa em tôi ngồi cùng vị trí lại không bị gì? - Trần Diệu Thúy (Nghệ An).
TS Phạm Thị Khoa, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư trả lời: Trong một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai thu hút muỗi cũng như bị muỗi đốt hơn những người khác khoảng hai lần. Lý do có thể là khi mang bầu phụ nữ thở nhiều hơn nên lượng khí carbon dioxide cao hơn người bình thường. 
Đồng thời, cơ thể phụ nữ có bầu thân nhiệt cũng cao hơn so với những người bình thường. Đi kèm đó, cơ thể nóng sẽ có nhiều mồ hôi. Trong khi muỗi thu hút bởi cả ba yếu tố trên. 

Những thời điểm “chống chỉ định” mang thai

Những thời điểm “chống chỉ định” mang thai

Mang thai sau tuổi 33 hại cả mẹ lẫn con

(Kiến Thức) - Cuộc sống càng hiện đại, phụ nữ càng có xu hướng lập gia đình hơi muộn, tuổi thụ thai trung bình ngày càng tăng cao.

Mang thai sau tuổi 33 hại cả mẹ lẫn con
Theo thống kê, có khoảng 20% phụ nữ Mỹ có con đầu lòng sau 33 -35 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, tuổi thụ thai sau 33 gây nguy cơ tai biến cho mẹ và bệnh tật cho con. 
Mang thai sau 33 – con dễ bị Down

Cả nhà hết sỏi thận nhờ hoa dâm bụt

(Kiến Thức) - Bài thuốc này không chỉ giúp cho chị, bạn bè, hàng xóm, những người thân quen và cho cả con gái cũng được chữa khỏi. Đó là bài thuốc chưng cách thủy hoa dâm bụt với đường phèn. 

Cả nhà hết sỏi thận nhờ hoa dâm bụt
10 năm 2 lần nhập viện mổ vì sỏi thận 
Chị Nguyễn Tùng Hương (47 tuổi, 70/3 Nguyễn Trung Trực, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) cho biết, hồi con gái chị đã liên tục bị những cơn đau buốt từ lưng xuyên xuống chân. Mãi đến lập gia đình và theo chồng lên TPHCM, đi khám ở Bệnh viện Bình Dân mới được biết mình bị sỏi thận. Qua các chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, bác sĩ cho biết, sỏi trong thận đã tích tụ khá lâu và hiện đã to khoảng 10mm x 10mm, các bác sĩ khuyên chị nên mổ lấy viên sỏi ra để thận khỏi bị ứ nước dẫn đến suy thận. Thế là chị mổ năm 1992. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết, viên sỏi thận của chị thuộc loại sỏi san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Hồi đó còn mổ hở nên vết sẹo dài và xấu ở sau lưng, hông chứ không phải như bây giờ mổ nội soi.

Tin mới

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

(Kiến Thức) - Mẹo chữa bụi mắt bằng cách thè lưỡi liếm môi chẳng hiểu có từ khi nào, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được.