Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa lên đến 23,4 triệu đồng/tháng từ 1/7

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ tăng khi lương tối thiểu vùng tăng.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/7
Thông tin từ BHXH Việt Nam cho biết, từ ngày 1/7, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cũng tăng theo, tối đa lên đến 23,4 triệu đồng/tháng.
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 - Luật Việc làm 2013, với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 50 - Luật Việc làm 2013.
Cụ thể, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Muc tro cap that nghiep toi da len den 23,4 trieu dong/thang tu 1/7
Từ 1/7, số tiền trợ cấp thất nghiệp tối đa là 23,4 triệu đồng/tháng (đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định). (Ảnh minh họa) 
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở. Do mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng là 7,45 triệu đồng/tháng.
Đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức hưởng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trong đó, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau: Vùng I: 4,68 triệu đồng/tháng; Vùng II: 4,16 triệu đồng/tháng; Vùng III: 3,64 triệu đồng/tháng; Vùng IV: 3,25 triệu đồng/tháng.
Vì vậy, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ tương ứng như sau:
+ Mức hưởng tối đa tại vùng I là 23,4 triệu đồng/tháng. (Hiện hành, 22,1 triệu đồng/tháng)
+ Mức hưởng tối đa tại vùng II là 20,8 triệu đồng/tháng. (Hiện hành, 19,6 triệu đồng/tháng)
+ Mức hưởng tối đa tại vùng III là 18,2 triệu đồng/tháng. (Hiện hành, 17,15 triệu đồng/tháng)
+ Mức hưởng tối đa tại vùng IV là 16,25 triệu đồng/tháng. (Hiện hành, 15,35 triệu đồng/tháng)
Như vậy, số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động có thể nhận được từ ngày 1/7 có thể lên đến 23,4 triệu đồng/tháng.
Chính sách BHTN ngày càng hấp dẫn
Chính sách về BHTN đã được áp dụng từ ngày 1/1/2009. Theo quy định mới nhất của Luật Việc làm có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, BHTN được mở rộng đối tượng tham gia. Chính sách gồm bốn chế độ: (1) trợ cấp thất nghiệp, (2) hỗ trợ tìm việc làm, (3) hỗ trợ học nghề, (4) hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Theo BHXH Việt Nam, thời điểm cuối tháng 4/2022, cả nước có hơn 13,64 triệu người tham gia BHTN, tăng hơn 200.000 người so với thời điểm cuối năm 2021, bằng gần 80% tổng số người tham gia BHXH bắt buộc.
So với lực lượng lao động trong độ tuổi, số người tham gia BHTN đạt 26,97%. Có thể thấy chính sách BHTN ngày càng hấp dẫn, nên tăng dần số người tham gia.
Này 12/6, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký ban hành Nghị định 38, quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:
Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Thường vụ Quốc hội đồng ý dùng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng 30.000 tỷ đồng kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ người lao động.

Chiều 24/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động cần làm gì để nhận được hỗ trợ từ gói 38 nghìn tỷ đồng?

Ngay trong ngày đầu triển khai gói hỗ trợ 38 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), hàng trăm nghìn người lao động (NLÐ) và doanh nghiệp (DN) đã nhận được tiền hỗ trợ, với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Kết quả đó có được nhờ thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ lần này đã được đơn giản hóa tối đa.

Nguoi lao dong can lam gi de nhan duoc ho tro tu goi 38 nghin ty dong?
Những NLÐ đầu tiên được chi trả tiền hỗ trợ từ nguồn kết dư Quỹ BHTN tới tài khoản. Ảnh: Thanh Dũng- BHXH Quảng Nam 
Ðơn giản tối đa

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.