Mục kích cảnh tàu chiến NATO “nhìn trộm” Nga-Trung tập trận

Mục kích cảnh tàu chiến NATO “nhìn trộm” Nga-Trung tập trận

(Kiến Thức) - Các tàu chiến của khối NATO tỏ ra dè chừng với cuộc tập trận lớn của Hải quân Nga – Trung trên vùng biển Baltic. 

Gần đây, Hải quân Nga - Trung đã tiến hành cuộc tập trận hải quân quy mô lớn mang tên "Hợp tác hải quân 2017" trên vùng biển Baltic với sự góp mặt của nhiều chủng loại tàu chiến hiện đại cũng như các máy bay chiến đấu hải quân. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Gần đây, Hải quân Nga - Trung đã tiến hành cuộc tập trận hải quân quy mô lớn mang tên "Hợp tác hải quân 2017" trên vùng biển Baltic với sự góp mặt của nhiều chủng loại tàu chiến hiện đại cũng như các máy bay chiến đấu hải quân. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Phía Trung Quốc triển khai ba tàu hải quân khổng lồ gồm: tàu khu trục Hợp Phì; tàu hộ vệ Type 054A Yuncheng và tàu tiếp tế tổng hợp Luoma Lake. Về phía Nga triển khai các tàu hộ vệ 20380 Steregushchy và Boiky cùng các máy bay tiêm kích bom chiến thuật Sukhoi Su-24. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Phía Trung Quốc triển khai ba tàu hải quân khổng lồ gồm: tàu khu trục Hợp Phì; tàu hộ vệ Type 054A Yuncheng và tàu tiếp tế tổng hợp Luoma Lake. Về phía Nga triển khai các tàu hộ vệ 20380 Steregushchy và Boiky cùng các máy bay tiêm kích bom chiến thuật Sukhoi Su-24. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Đây được coi là lần đầu tiên các tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Baltic. Sự việc Nga – Trung “bắt tay” đã khiến các nước thuộc khối quân sự NATO không khỏi “quan ngại”. Trong những ngày diễn ra tập trận, một số  tàu chiến NATO liên tục bám sát theo dõi mọi động thái của cuộc tập trận “Hợp tác hải quân 2017”. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Đây được coi là lần đầu tiên các tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Baltic. Sự việc Nga – Trung “bắt tay” đã khiến các nước thuộc khối quân sự NATO không khỏi “quan ngại”. Trong những ngày diễn ra tập trận, một số tàu chiến NATO liên tục bám sát theo dõi mọi động thái của cuộc tập trận “Hợp tác hải quân 2017”. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Theo Arms-Expo, các tàu hải quân NATO theo dõi tập trận gồm: tàu hộ vệ Otto Sverdrup (F312) của Nauy; tàu hộ vệ Helsingborg (K32) của Thụy Điển và tàu hậu cần Helmsand (Y862) của Hải quân Đức. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Theo Arms-Expo, các tàu hải quân NATO theo dõi tập trận gồm: tàu hộ vệ Otto Sverdrup (F312) của Nauy; tàu hộ vệ Helsingborg (K32) của Thụy Điển và tàu hậu cần Helmsand (Y862) của Hải quân Đức. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Otto Sverdrup (F312) là một trong những chiến hạm chủ lực của Hải quân Hoàng gia Na Uy. Nó thuộc lớp tàu hộ vệ tàng hình đa nhiệm Fridtjof Nansen được đưa vào biên chế từ 2006-2011 (số lượng 5 chiếc). Nguồn ảnh: Arms-Expo
Otto Sverdrup (F312) là một trong những chiến hạm chủ lực của Hải quân Hoàng gia Na Uy. Nó thuộc lớp tàu hộ vệ tàng hình đa nhiệm Fridtjof Nansen được đưa vào biên chế từ 2006-2011 (số lượng 5 chiếc). Nguồn ảnh: Arms-Expo
Otto Sverdrup (F312) có lượng giãn nước toàn tải 5.290 tấn, dài 134m, thủy thủ đoàn 120 người. Tàu được thiết kế phần thượng tầng độc đáo tích hợp một phần công nghệ hệ thống chiến đấu Aegis danh tiếng - radar mạng pha bị động AN/SPY-1F cung cấp khả năng năng phòng không cấp hạm đội rất mạnh. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Otto Sverdrup (F312) có lượng giãn nước toàn tải 5.290 tấn, dài 134m, thủy thủ đoàn 120 người. Tàu được thiết kế phần thượng tầng độc đáo tích hợp một phần công nghệ hệ thống chiến đấu Aegis danh tiếng - radar mạng pha bị động AN/SPY-1F cung cấp khả năng năng phòng không cấp hạm đội rất mạnh. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Thực vậy, vũ khí phòng không của con tàu cũng rất mạnh với việc trang bị tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM (32 quả), ngoài ra nó còn có tên lửa chống hạm NSM, pháo hạm 76mm, ngư lôi 324mm. Đặc biệt, khi cần, con tàu có thể hoán đổi module vũ khí mạnh hơn gồm: pháo hạm 127mm thay 76mm; thay module phóng thẳng đứng để trang bị tên lửa chống ngầm.... Nguồn ảnh: Arms-Expo
Thực vậy, vũ khí phòng không của con tàu cũng rất mạnh với việc trang bị tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM (32 quả), ngoài ra nó còn có tên lửa chống hạm NSM, pháo hạm 76mm, ngư lôi 324mm. Đặc biệt, khi cần, con tàu có thể hoán đổi module vũ khí mạnh hơn gồm: pháo hạm 127mm thay 76mm; thay module phóng thẳng đứng để trang bị tên lửa chống ngầm.... Nguồn ảnh: Arms-Expo
Tàu cứu kéo của Hải quân Đức Helmsand (Y862). Nguồn ảnh: Arms-Expo
Tàu cứu kéo của Hải quân Đức Helmsand (Y862). Nguồn ảnh: Arms-Expo
Đặc biệt, đội hình tàu chiến NATO đi “do thám” Nga-Trung còn có sự xuất hiện của tàu hộ vệ tàng hình hoàn hảo nhất thế giới - Helsingborg (K32) của Thụy Điển. Đây là một trong những chiếc tàu chiến chủ lực, tốt nhất của Hải quân Thụy Điển. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Đặc biệt, đội hình tàu chiến NATO đi “do thám” Nga-Trung còn có sự xuất hiện của tàu hộ vệ tàng hình hoàn hảo nhất thế giới - Helsingborg (K32) của Thụy Điển. Đây là một trong những chiếc tàu chiến chủ lực, tốt nhất của Hải quân Thụy Điển. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Hellsingbrog (K32) thuộc lớp tàu tàng hình Visby được thiết kế với những mặt cắt giảm tới 99% diện tích phản xạ sóng radar - khả năng bị phát hiện bởi các loại radar trên mặt biển rất thấp. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Hellsingbrog (K32) thuộc lớp tàu tàng hình Visby được thiết kế với những mặt cắt giảm tới 99% diện tích phản xạ sóng radar - khả năng bị phát hiện bởi các loại radar trên mặt biển rất thấp. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Con tàu có lượng giãn nước 640 tấn, dài 72,7m, rộng 10,4m, thủy thủ đoàn 43 người. Đa phần các trang bị trên tàu gồm cả radar và vũ khí đều do Thụy Điển tự lực sản xuất, riêng động cơ họ phải nhập khẩu từ Đức. Nó được trang bị 4 máy tuabin khí Vericor TF50A, 2 máy diesel MTU và sử dụng hệ thống đẩy "phản lực nước" 125SII Kamewa cho tốc độ tối đa 35 hải lý/h. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Con tàu có lượng giãn nước 640 tấn, dài 72,7m, rộng 10,4m, thủy thủ đoàn 43 người. Đa phần các trang bị trên tàu gồm cả radar và vũ khí đều do Thụy Điển tự lực sản xuất, riêng động cơ họ phải nhập khẩu từ Đức. Nó được trang bị 4 máy tuabin khí Vericor TF50A, 2 máy diesel MTU và sử dụng hệ thống đẩy "phản lực nước" 125SII Kamewa cho tốc độ tối đa 35 hải lý/h. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Về mặt hỏa lực, tàu tàng hình được trang bị pháo hạm bắn nhanh 57mm Bofors Mk3, 4 tên lửa hành trình chống hạm RBS15 Mk2, ngư lôi 400mm và các loại bom chìm chống ngầm. “Tự tin” vào khả năng tàng hình của mình, Visby không được trang bị tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Về mặt hỏa lực, tàu tàng hình được trang bị pháo hạm bắn nhanh 57mm Bofors Mk3, 4 tên lửa hành trình chống hạm RBS15 Mk2, ngư lôi 400mm và các loại bom chìm chống ngầm. “Tự tin” vào khả năng tàng hình của mình, Visby không được trang bị tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Arms-Expo

GALLERY MỚI NHẤT