Mục đích của Hamas khi giữ hơn 200 con tin ở Gaza

Hamas mới thả 4 trong số hơn 200 con tin mà nhóm này bắt giữ kể từ sau cuộc tấn công vào Israel hôm 7/10. Theo các nhà phân tích, Hamas đang sử dụng con bài hiệu quả nhất trong tay để đạt được những mục đích nhất định.

Mục đích của Hamas khi giữ hơn 200 con tin ở Gaza

Khi Hamas tấn công vào Israel ngày 7/10, hơn 1.400 người Israel đã thiệt mạng trong khi hơn 200 người khác bị bắt làm con tin và bị đưa tới Dải Gaza.

Các quan chức Israel cho biết, tài liệu thu được từ thi thể của các chiến binh Hamas thiệt mạng tại địa điểm xảy ra vụ tấn công ngày 7/10 cho thấy việc bắt cóc con tin được thực hiện có chủ ý.

Trong khi đó, lực lượng Hamas nói rằng họ muốn các tù nhân người Palestine trong nhà tù của Israel được thả để đổi lấy những người Israel đang bị nhóm này bắt giữ.

Muc dich cua Hamas khi giu hon 200 con tin o Gaza

Ảnh của những người Israel đang mất tích hoặc bị bắt làm con tin ở Gaza, được dán trên tường ở Tel Aviv. Ảnh: AP

Theo B'Tselem, một tổ chức nhân quyền của Israel, tính đến cuối tháng 6, Israel đang giam giữ 4.499 người Palestine vì lý do an ninh, trong đó có 183 người từ Gaza. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cũng giam giữ một số người Palestine trong các cơ sở quân sự.

Năm 2011, các chiến binh Hamas ở Gaza đã thả binh sĩ Israel Gilad Shalit sau hơn 5 năm bị giam cầm, để đổi lấy 1.027 người Palestine, trong đó có Yahya Sinwar, một lãnh đạo cấp cao của Hamas ở Gaza.

Cho đến nay, Hamas mới chỉ thả 4 con tin và vẫn đang giam giữ nhiều người khác. Theo các nhà phân tích, Hamas đang sử dụng con bài hiệu quả nhất của mình để trì hoãn chiến dịch tấn công trên bộ của Israel và đạt được những nhượng bộ.

Hamas đang giữ bao nhiêu con tin?

Israel cho biết Hamas và các nhóm chiến binh khác vẫn đang giam giữ 224 con tin ở Dải Gaza, sau khi thả 2 người Mỹ và 2 người Israel. Một người phát ngôn của Hamas trước đó cho biết nhóm này đang nắm giữ hầu hết các con tin và ít nhất 50 người đang bị các nhóm vũ trang khác của Palestine giam giữ.

Ước tính về số người bị bắt cóc đã thay đổi khi Israel xác định danh tính nạn nhân trong các cuộc tấn công của Hamas. Một số người ban đầu được cho là bị bắt cóc nhưng sau đó được xác định là đã thiệt mạng.

Hàng chục người bị nhóm chiến binh Hamas ở Gaza bắt giữ đến từ khoảng 30 quốc gia, trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và người già. Nhiều người có thể mang 2 quốc tịch, trong đó có quốc tịch Israel. Một số người bị bắt cóc khi đang tham dự lễ hội âm nhạc ở miền Nam Israel gần Dải Gaza; một số là cư dân hoặc du khách tại các khu định cư như Nir Oz và Be'eri, nơi có nhiều người thiệt mạng khi Hamas bắt đầu tấn công.

Trong số 4 con tin đã được giải cứu, hai người Mỹ gồm Judith Raanan và con gái Natalie, ở Evanston, Illinois, được thả hôm 20/10. Hai phụ nữ Israel, Nurit Cooper 79 tuổi và Yocheved Lifshitz 85 tuổi được thả vào ngày 23/10.

Việc thả hai người Mỹ được Qatar làm trung gian đàm phán, trong khi việc thả 2 công dân Israel được Hamas dàn xếp với cơ quan tình báo Ai Cập vốn có liên hệ với cánh quân sự của phong trào này.

Mục đích của Hamas

Hamas cho biết việc thả cặp con tin đầu tiên, gồm hai mẹ con người Mỹ, được thực hiện nhằm đáp lại những nỗ lực hòa giải của Qatar. Cặp con tin thứ hai gồm 2 phụ nữ Israel lớn tuổi, được thả vì lý do nhân đạo.

Theo các nhà đàm phán, Hamas muốn đạt được lệnh ngừng bắn và dòng viện trợ ổn định vào Dải Gaza, bao gồm nhiên liệu cũng như các nguồn cung cấp viện trợ khác vốn đã bị hạn chế sau lệnh phong tỏa của Israel.

Trước khi Israel tăng cường ném bom Dải Gaza, một số quan chức cho biết, các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và Hamas về vấn đề con tin tiếp tục diễn ra vào ngày 27/10, do Qatar và Ai Cập đứng ra làm trung gian.

Trong các cuộc đàm phán, Hamas yêu cầu ngừng bắn và chuyển thêm viện trợ nhân đạo cho Gaza, bao gồm cả nhiên liệu, để đổi lấy việc thả một số con tin dân sự. Trong khi đó, Israel muốn tất cả các con tin được thả trước khi cho phép vận chuyển nhiên liệu vào Gaza. Israel cho rằng Hamas sẽ sử dụng nhiên liệu đó cho mục đích quân sự.

Hamas đã đưa các con tin tới nhiều địa điểm và trong các đường hầm trên khắp Gaza để cản trở các hoạt động của Israel nhằm vào nhóm chiến binh này.

Sau khi được thả, bà Lifshitz, con tin người Israel cũng kể lại rằng, bà bị đưa tới Gaza bằng xe máy, sau đó phải đi bộ qua cánh đồng vài km và cuối cùng tới những đường hầm sâu và ẩm ướt dưới lòng đất.

Hiện Mỹ và các nước phương Tây đã gây sức ép để Israel trì hoãn chiến dịch tấn công trên bộ vào Dải Gaza, vừa để có thêm thời gian đàm phán giải cứu con tin vừa giải quyết những lo ngại về vấn đề nhân đạo trên vùng đất bị phong tỏa của người Palestine.

Số lượng lớn con tin vẫn nằm trong tay Hamas và mối đe dọa rằng Hamas có thể sát hại họ hoặc sử dụng họ làm lá chắn sống đã đè nặng lên những cân nhắc của Israel. Đây cũng là yếu tố khiến nội bộ Israel bất đồng về cuộc tấn công tổng lực trên bộ vào Gaza.

Trong một phát biểu ngày 25/10, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nhấn mạnh: “Chúng tôi đã đặt ra hai mục tiêu cho cuộc chiến này: Loại bỏ Hamas bằng cách phá hủy năng lực quản lý và quân sự của tổ chức này, đồng thời làm mọi cách có thể để đưa những người bị bắt giữ về nhà”.

Trong khi đó, giới lãnh đạo quân sự lo ngại rằng các mục tiêu của Israel sẽ bị mờ nhạt nếu ông Netanyahu thực hiện lời hứa đồng thời tìm cách giải thoát tất cả các con tin và tiêu diệt Hamas. Mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải đàm phán và thích ứng với sự lãnh đạo của Hamas [ở Gaza], trong khi mục tiêu thứ hai yêu cầu tiêu diệt tổ chức này. Rất khó cân bằng hai mục tiêu này.

Điều ít biết về lãnh đạo phong trào Hamas trở thành Thủ tướng Palestine

(Kiến Thức) - Ông Ismail Haniya, một lãnh đạo cấp cao của phong trào Hamas, từng giữ chức Thủ tướng Palestine trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014.

Điều ít biết về lãnh đạo phong trào Hamas trở thành Thủ tướng Palestine
Dieu it biet ve lanh dao phong trao Hamas tro thanh Thu tuong Palestine
 Ông Ismail Haniya sinh ngày 29/1/1962 tại khu trại tị nạn Al-Shati ở Dải Gaza. Ảnh: Telegraph.

Dieu it biet ve lanh dao phong trao Hamas tro thanh Thu tuong Palestine-Hinh-2
Ông từng học tại các ngôi trường do Liên Hợp Quốc quản lý và tốt nghiệp ngành Văn học Ả rập tại trường Đại học Hồi giáo Gaza vào năm 1987. Ảnh: CNN. 

Dieu it biet ve lanh dao phong trao Hamas tro thanh Thu tuong Palestine-Hinh-3
Ngay từ khi còn là sinh viên, Ismail Haniya đã tích cực tham gia phong trào đấu tranh của Hamas. Ảnh: Reuters.  

Dieu it biet ve lanh dao phong trao Hamas tro thanh Thu tuong Palestine-Hinh-4
Ông tốt nghiệp cùng thời gian phong trào kháng chiến chống Israel lần thứ nhất (Intifada) của người Palestine bắt đầu ở Dải Gaza. Ảnh: BBC.  

Dieu it biet ve lanh dao phong trao Hamas tro thanh Thu tuong Palestine-Hinh-5
Nguồn tin cho hay, Ismail Haniya từng bị bắt giam nhiều lần vì tham gia phong trào Intifada. Năm 1988, Ismail Haniya bị Israel bắt và bỏ tù 6 tháng. Tiếp đến, ông lại bị bắt giữ vào năm 1989 và bị cầm tù 3 năm. Ảnh: TRT. 

Dieu it biet ve lanh dao phong trao Hamas tro thanh Thu tuong Palestine-Hinh-6
 Sau khi được trả tự do vào năm 1992, ông bị trục xuất đến Lebanon cùng với các lãnh đạo cấp cao của Hamas là Abdel-Aziz al-Rantissi, Mahmoud Zahhar, Aziz Duwaik và 400 nhà hoạt động khác. Ảnh: TRT.

Bất ngờ thân thế người sáng lập phong trào Hamas bị Israel ám sát

(Kiến Thức) - Ông Ahmed Yassin, người sáng lập kiêm lãnh tụ tinh thần đầu tiên của phong trào Hamas, đã bị Israel ám sát vào năm 2004.

Bất ngờ thân thế người sáng lập phong trào Hamas bị Israel ám sát
Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat
 Ông Ahmed Yassin (ảnh), người sáng lập phong trào Hamas, sinh ra tại al-Jura, một ngôi làng nhỏ của người Palestine. Theo hộ chiếu Palestine, ngày sinh của ông Ahmed là 1/1/1929. Tuy nhiên, Ahmed Yassin khẳng định ông sinh năm 1937. Ảnh: Getty. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-2
Cha của Ahmed Yassin, ông Abdullah Yassin, qua đời khi Ahmed được 3 tuổi. Vào năm 1948, khi cuộc chiến tranh Ả Rập - Israel xảy ra, gia đình ông rời khỏi làng al-Jura tới Gaza và định cư tại trại al-Shati. Ảnh: Wikipedia.  

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-3
Ahmed Yassin đến Gaza với tư cách là một người tị nạn. Năm 12 tuổi, Ahmed bị chấn thương cột sống nặng khi đấu vật với một người bạn. Tổn thương tủy sống khiến ông bị liệt trong suốt phần đời còn lại. Ảnh: Getty. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-4
 Mặc dù đã nộp đơn và theo học tại Đại học Al-Azhar ở Cairo (Ai Cập) nhưng ông Ahmed Yassin đã không thể theo đuổi con đường học tập do sức khỏe ngày càng giảm sút. Ảnh: Getty. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-5
 Sau đó, Ahmed Yassin buộc phải học tại nhà. Trong khoảng thời gian đó, ông đã đọc rất nhiều sách, đặc biệt là về triết học, tôn giáo, chính trị, xã hội và kinh tế...Ông được nhiều người biết đến là một trong những "diễn giả giỏi nhất ở Dải Gaza". Ảnh: Getty. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-6
Sau nhiều năm thất nghiệp, ông Ahmed Yassin nhận được vị trí giáo viên dạy tiếng Ả Rập tại một trường tiểu học ở Rimal, Gaza. Có công việc giúp Yassin ổn định kinh tế. Ông kết hôn với bà Halima Yassin vào năm 1960. Họ có 11 người con. Ảnh: Getty. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-7
 Năm 1987, trong phong trào nổi dậy chống Israel (Intifada) lần thứ nhất, Ahmed Yassin cùng với Abdel Aziz al-Rantissi sáng lập ra Hamas, và trở thành lãnh đạo tinh thần của tổ chức này. Ảnh: AM. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-8
Năm 1989, Ahmed Yassin bị Israel bắt giam và kết án tù chung thân. Tuy nhiên, ông được phóng thích khỏi nhà tù Israel vào năm 1997. Ảnh: Getty.  

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-9
 Sau khi được trả tự do, Ahmed Yassin tiếp tục lãnh đạo phong trào Hamas và kêu gọi tấn công Israel. Ảnh: Getty. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-10
 Vào ngày 6/9/2003, Không quân Israel bắn nhiều tên lửa vào một tòa nhà ở thành phố Gaza thuộc Dải Gaza. Các quan chức Israel sau đó xác nhận ông Ahmed Yassin chính là mục tiêu của vụ tấn công. Được biết, Ahmed Yassin đang ở trong tòa nhà vào thời điểm đó nhưng may mắn thoát nạn. Ảnh: Getty. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-11
 Sau vụ ám sát hụt này, ông Ahmed Yassin tuyên bố: "Thánh chiến sẽ vẫn tiếp tục". Ảnh: Getty. 

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-12
Tuy nhiên, ông Ahmed Yassin đã bị sát hại tại thành phố Gaza trong cuộc không kích của Israel vào ngày 22/3/2004. 12 người khác bị thương trong vụ tấn công này, gồm 2 người con trai của ông Ahmed. Ảnh: Getty.  

Bat ngo than the nguoi sang lap phong trao Hamas bi Israel am sat-Hinh-13
 Theo Wikipedia, 200.000 người Palestine đã tham dự lễ tang của ông Ahmed Yassin khi đó. Ảnh: Getty. 

Hamas úp mở về thỏa thuận ngừng bắn

Quan chức cấp cao của lực lượng Hamas dự đoán sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn trong vài ngày tới, ngay cả khi cuộc xung đột giữa Israel và người Palestine đã bước sang ngày thứ 11.

Hamas úp mở về thỏa thuận ngừng bắn
"Tôi cho rằng những nỗ lực liên quan đến lệnh ngừng bắn sẽ thành công", ông Moussa Abu Marzouk, quan chức chính trị của Hamas, phát biểu trên kênh truyền hình al-Mayadeen của Lebanon hôm 20/5.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.