Mua nợ xấu và rủi ro pháp lý khó tin: Điều luật bị hiểu sai và hệ lụy

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội (NQ42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, kể cả rủi ro pháp lý khiến người mua nản lòng. Nhằm góp một tiếng nói đưa NQ42 vào cuộc sống, Báo TNVN khởi đăng loạt bài phản ánh những rủi ro pháp lý và 'cạm bẫy' trong tranh chấp mua bán nợ xấu.

Vụ kiện dự án Hòa Lân (Bình Dương): Được, mất từ một phiên tòa!
Tham gia bảo vệ bên mua nợ trong một vụ án mua bán nợ xấu, luật sư Nguyễn Đức Quang, Cty Luật TNHH Key Việt Nam đã thốt lên: “Mua bán nợ xấu là mua bán sự rủi ro, nhưng khi pháp luật không được hiểu và áp dụng thống nhất, sẽ lại chồng lên người mua một sự rủi ro nữa...”.
Điều luật bị hiểu sai đã được UBTVQH giải thích
Đó là Khoản 2 Điều 6 NQ42, có nội dung qui định: “Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng mua bán nợ”.
Về điều luật này, ngày 20/6/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có giải thích tại “Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD)” số 157/BC-UBTVQH. Ngày hôm sau, NQ42 đã được Quốc hội thông qua.
Trong Báo cáo nêu trên, nội dung Điều 6 đã được UBTVQH giải trình như sau: “Có ý kiến cho rằng, qui định tại Điều 6 có thể dẫn đến cách hiểu việc mua bán nợ xấu đều phải qua một tổ chức xử lý mua, bán nợ, còn tổ chức tín dụng (TCTD) không thể tự bán ra ngoài thị trường được. UBTVQH xin báo cáo như sau: Theo qui định pháp luật hiện hành, TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có quyền bán nợ xấu cho tổ chức, cá nhân mà không phải bắt buộc phải là các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ. Như vậy, TCTD có thể tự bán nợ, bán cho cả tổ chức xử lý mua bán nợ và các tổ chức kinh tế không có chức năng kinh doanh mua bán nợ. Do vậy, không cần quy định trong Nghị quyết”.
Với giải trình trên đây của UBTVQH – chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh (Điều 90 Hiến pháp 1992) - nội dung Điều 6 NQ42 tưởng không có gì phải bàn cãi.
Tuy nhiên, sau khi NQ42 có hiệu lực, điều khó tin đã xảy ra trong thực tế xét xử các vụ án liên quan đến mua bán nợ xấu...
Từ chuyện luật sư hiểu sai NQ42...
Chuyện “thật như đùa” đã và đang xảy ra tại 2 vụ án mua bán nợ xấu.
Vụ án thứ nhất đang được TAND TP Huế thụ lý và chuẩn bị đưa ra xét xử.
Hồ sơ vụ kiện thể hiện, Cty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (Hoàng Cung) đã vay và không trả được nợ cho Ngân hàng, khoản vay trở thành nợ xấu. Để thu hồi tài sản, Ngân hàng tổ chức bán đấu giá khoản nợ. Bà Nguyễn Thị Định (thường trú ở Tổ 25, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trúng đấu giá với số tiền mua lại khoản nợ trên là 205 tỷ đồng
Mua no xau va rui ro phap ly kho tin: Dieu luat bi hieu sai va he luy
 
Theo qui định của pháp luật, bà Định được thế quyền chủ nợ của 3 ngân hàng đối với Hoàng Cung. Tuy nhiên, Hoàng Cung không hợp tác, không chấp nhận chủ nợ mới, buộc bà Định phải làm đơn khởi kiện ra TAND TP Huế để được bảo vệ.
Mua no xau va rui ro phap ly kho tin: Dieu luat bi hieu sai va he luy-Hinh-2
 
Ngày 19/9/2019, TAND TP Huế thụ lý vụ án. Theo yêu cầu khởi kiện, Hoàng Cung phải trả cho bà Định cả gốc lẫn lãi theo các Hợp đồng tín dụng tạm tính đến ngày 30/6/2019 là trên 463 tỷ đồng.
Quá trình giải quyết vụ án, Hoàng Cung đã có đơn phản tố bác bỏ tư cách chủ nợ của bà Định.
Đáng chú ý là Đơn phản tố khi chỉ trích dẫn Khoản 2 Điều 6 NQ42 đã tự tin thêm vào chữ “chỉ có” và “mới được” không có trong điều luật để khẳng định: “Chỉ có tổ chức mua bán xử lý nợ xấu mới được bán nợ xấu cho cá nhân, pháp nhân, báo gồm cả doanh nghiệp không có chức năng mua bán nợ”. Từ căn cứ này, Đơn phản tố cho rằng, cả ngân hàng (người bán) và bà Định (người mua) đều không được mua bán nợ xấu, vi phạm Điều 6 của NQ42 nên yêu cầu Tòa án tuyên Hợp đồng mua bán nợ xấu giữa Ngân hàng và bà Định là vô hiệu.
Phản tố của luật sư phía bị đơn rõ ràng là đã hiểu sai Điều 6 NQ42, khác hoàn toàn với giải trình của UBTVQH khi thông qua NQ42.
Tranh luận lại, luật sư phía nguyên đơn và Ngân hàng cho rằng: Ngân hàng không phải là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu nên không thuộc sự điều chỉnh của Khoản 2 Điều 6 NQ42. Pháp luật hiện hành cần áp dụng trong trường hợp này là Thông tư số 09/2015/TT-NHNN về hoạt động mua bán nợ của TCTD được NHNN ban hành ngày 17/7/2015 (TT09). Cụ thể, tại Điều 3, 4, TT 09 qui định: “3/ Bên bán nợ là TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có khoản nợ được bán theo qui định tại khoản 2 Điều này. 4/ Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tổ chức khác, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ”.
Như vậy, việc ngân hàng bán nợ xấu cho bà Định là căn cứ vào TT09, phù hợp với Khoản 1 Điều 17 “Áp dụng pháp luật” của NQ42, không trái với NQ42 và theo đúng giải thích về điều luật của UBTVQH.
Đến cả Hội đồng xét xử cũng hiểu sai NQ42!?...
Vụ án thứ 2 xảy ra ở Lào Cai. Đây cũng được xem là vụ án chưa có tiền lệ. Bởi lần đầu tiên, sau khi NQ42 có hiệu lực, nguyên đơn khởi kiện là một doanh nghiệp mua nợ xấu của Ngân hàng không có chức năng mua bán nợ.
Mua no xau va rui ro phap ly kho tin: Dieu luat bi hieu sai va he luy-Hinh-3
 Vụ kiện nợ xấu Hoàng Cung đang được dư luận quan tâm. Ảnh: KS Hoàng Cung, số 8 Hùng Vương, TP Huế.
Cũng giống vụ án đang chuẩn bị xét xử ở TP Huế, bị đơn vụ án này cũng căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 NQ42 để phản tố, đòi Tòa xử vô hiệu Hợp đồng mua bán nợ.
Đáng ngạc nhiên là tại phiên sơ thẩm, thẩm phán TAND TP Lào Cai Nguyễn Thị Thúy Hằng lại kết luận: “TT09 ngày 17/7/2015 ban hành trước khi có NQ42 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Tại Điều 17 NQ42 qui định việc xử lý nợ xấu của TCTD phải áp dụng NQ này và các văn bản pháp luật liên quan. NQ42 không qui định cho TCTD được bán nợ xấu cho tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua bán nợ, vì vậy, việc một chi nhánh ngân hàng ở Sapa căn cứ vào TT09 của Ngân hàng Nhà nước để bán nợ xấu cho Cty Tân Trà Việt là trái với qui định của pháp luật”.
Quan điểm sai lầm của thẩm phán Hằng không những đáng ngạc nhiên mà nguy hại hơn là cả HĐXX sơ thẩm cũng thống nhất ra Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 08/2018/KDTM ngày 20/11/2018 với tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, tuyên bố Hợp đồng mua bán nợ xấu giữa Ngân hàng và nguyên đơn là vô hiệu
Sửa sai, Bản án phúc thẩm số 01/2019/HDTM-PT, ngày 02/4/2019, của TAND tỉnh Lào Cai đã tuyên xử ngược lại án sơ thẩm. Bán án phúc thẩm nhận định: “Bản án sơ thẩm cho rằng nguyên đơn không có quyền mua nợ xấu của TCTD vì theo NQ42 không qui định việc bán nợ của TCTD vì vậy Hợp đồng mua bán nợ số 01/2017/HĐMBN ngày 02/11/2017 giữa Ngân hàng với nguyên đơn vô hiệu là chưa chính xác, chưa xem xét hết các qui định của pháp luật hiện hành đang có hiệu lực pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 17 NQ42 về áp dụng pháp luật qui định: “Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu được thực hiện theo qui định của Nghị quyết này. Trường hợp Nghị quyết này không có qui định thì áp dụng qui định của pháp luật hiện hành”.
Do NQ42 không qui định việc bán nợ của các TCTD và cũng không thay thế, không bãi bỏ văn bản pháp luật nào, cho nên việc bán nợ của TCTD (Ngân hàng) được thực hiện theo các qui định của pháp luật hiện hành mà cụ thể là TT09 và các văn bản pháp luật hiện hành khác như Bộ luật Dân sự, Luật Các TCTD...
Theo qui định của TT09, bên mua nợ có thể là tổ chức, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Vì vậy, nguyên đơn mặc dù không có đăng ký kinh doanh dịch vụ mua bán nợ vẫn có quyền mua nợ do TCTD bán”.
Nội dung Bản án phúc thẩm đáng chú ý này đã được công bố trên Trang Thông tin điện tử của TANDTC tạihttps://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta267230t1cvn/chi-tiet-ban-an.
Tiến sĩ, Luật sư, nguyên Kiểm sát viên cao cấp Viện KSND Tối Cao Phạm Huỳnh Công cho biết: Trước tình hình nợ xấu trở thành “cục máu đông” nguy hại cho nền kinh tế, với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 17,21% (thời điểm tháng 5/2015) gấp nhiều lần tỉ lệ cho phép là dưới 3%, ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, có hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.
Tại “Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” số 157/BC-UBTVQH, ngày 20/6/2017, UBTVQH đã giải trình rõ Điều 6 của NQ42 không cấm TCTD được quyền bán nợ xấu cho cả cá nhân, pháp nhân không có chức năng kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo qui định của pháp luật hiện hành.
"Với giải trình trên đây của UBTVQH – chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh theo qui định tại Điều 90 Hiến pháp 1992 - nội dung Điều 6 NQ42 tưởng không có gì phải bàn cãi. Vậy mà thực tế áp dụng vẫn có cả một HĐXX cũng hiểu sai điều luật và đã ra bản án áp dụng pháp luật không đúng. Đó là một thực tế rất đáng suy nghĩ.” – ông Phạm Huỳnh Công nói.

Đại biểu Quốc hội hiến kế giải phẫu “khối u” nợ xấu

(Kiến Thức) - Đa số các ĐBQH ủng hộ dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu khi “khối u” này đã lên đến con số “khổng lồ”, cần cắt bỏ để làm lành mạnh hóa hệ thống tín dụng.

90% nợ xấu là tiền của nhân dân

Thủ tướng yêu cầu triển khai thí điểm về xử lý nợ xấu

Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 yêu cầu triển khai thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua mới đây.

Để triển khai thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu như Quốc hội đã thông qua tại Nghị quyết 42, Thủ tướng mới đây đã yêu cầu các lãnh đạo cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo triển khai các quy định tại Nghị quyết.

Ngân hàng nào "dính" nợ xấu cao nhất năm 2017?

(Kiến Thức) - Tính đến hết quý III/2017, Sacombank và VPBank là 2 trong những cái tên dẫn đầu trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cao nhất.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết quý III/2017, mặc dù tình hình kinh doanh có khởi sắc, nhiều ngân hàng báo lãi, thậm chí lãi lớn nhưng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng cao.
Đứng đầu trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngân hàng Sacombank. Theo báo cáo tài chính kết quả kinh doanh quý III/2017, nợ xấu của Sacombank còn ở mức cao 13.264 tỷ đồng, chiếm 5,9% tổng dư nợ tín dụng, giảm 1% so với đầu năm là 6,9%. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu ở các nhóm nợ nghi ngờ mất vốn (nhóm 4) ở mức 3.251 tỷ, tăng 24% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) ở mức 9.593 tỷ, tăng 12,7% so với đầu năm.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.