Mua 300ha đất ngập rác, cặp đôi bị chửi điên rồi gây choáng khi...

Mua 300ha đất ngập rác, cặp đôi bị chửi điên rồi gây choáng khi...

(Kiến Thức) - Mua lại những khu đất bị ô nhiễm bởi công nghiệp và tái tạo lại nó. 25 năm sau, cặp vợ chồng Pamela Gale và Anil Malhotra đã khiến tất cả mọi ngưởi phải ngưỡng mộ với thành quả tuyệt vời của mình. 

Theo thông tin đăng tải, cô Pamela Gale và anh Anil Malhotra đã gặp nhau và kết hôn vào những năm 60 ở Mỹ. Cả hai đều rất yêu thích và gần gũi thiên nhiên, động vật hoang dã. Trong một chuyến đi đến Ấn Độ để dự đám tang của cha anh Anil, cặp đôi bị sốc nặng trước tình hình thảm họa của thiên nhiên hoang dã nơi đây.
Theo thông tin đăng tải, cô Pamela Gale và anh Anil Malhotra đã gặp nhau và kết hôn vào những năm 60 ở Mỹ. Cả hai đều rất yêu thích và gần gũi thiên nhiên, động vật hoang dã. Trong một chuyến đi đến Ấn Độ để dự đám tang của cha anh Anil, cặp đôi bị sốc nặng trước tình hình thảm họa của thiên nhiên hoang dã nơi đây.
"Nạn phá rừng trở nên phổ biến, công nghiệp gỗ không được kiểm soát, các con sông cũng bị ô nhiễm theo và chẳng ai quan tâm đến điều đó cả", anh Anil cho biết.
"Nạn phá rừng trở nên phổ biến, công nghiệp gỗ không được kiểm soát, các con sông cũng bị ô nhiễm theo và chẳng ai quan tâm đến điều đó cả", anh Anil cho biết.
Cảm thấy không thể để yên tình trạng thiên nhiên ô nhiễm nặng nề, anh Anil và vợ mình đã quyết định kêu gọi sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên lời kêu gọi của hai vợ chồng không được chú ý.
Cảm thấy không thể để yên tình trạng thiên nhiên ô nhiễm nặng nề, anh Anil và vợ mình đã quyết định kêu gọi sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên lời kêu gọi của hai vợ chồng không được chú ý.
Cuối cùng, sau một thời gian suy tính, hai vợ chồng quyết định dồn tiền và mua lại những vùng đất hẻo lánh,  đất bị ô nhiễm, nhiễm độc bởi công nghiệp, hoàn toàn không có chút giá trị kinh tế nào để tái tạo lại nó. Lúc đó, hành động của anh Anil và vợ mình bị nhiều người gọi là "điên", "bệnh thần kinh".
Cuối cùng, sau một thời gian suy tính, hai vợ chồng quyết định dồn tiền và mua lại những vùng đất hẻo lánh, đất bị ô nhiễm, nhiễm độc bởi công nghiệp, hoàn toàn không có chút giá trị kinh tế nào để tái tạo lại nó. Lúc đó, hành động của anh Anil và vợ mình bị nhiều người gọi là "điên", "bệnh thần kinh".
Bắt đầu bằng việc mua một khu đất hoang rộng 55 mẫu Anh ở Kardagu, Karnataka, nơi chủ nhân cũ nói rằng đất nơi đây không thể trồng cà phê hay bất cứ loại cây có giá trị kinh tế nào khác. Dần dần, sau 25 năm anh Anil và vợ đã thu mua tới hơn 300 mẫu Anh đất hoang ở quanh khu vực.
Bắt đầu bằng việc mua một khu đất hoang rộng 55 mẫu Anh ở Kardagu, Karnataka, nơi chủ nhân cũ nói rằng đất nơi đây không thể trồng cà phê hay bất cứ loại cây có giá trị kinh tế nào khác. Dần dần, sau 25 năm anh Anil và vợ đã thu mua tới hơn 300 mẫu Anh đất hoang ở quanh khu vực.
Vừa thu mua vừa tiến hành cải tạo, cặp vợ chồng yêu thiên nhiên Anil và Pamela đã thực hiện công tác phục hồi rừng bằng cách trồng lại các loại cây trồng bản địa.
Vừa thu mua vừa tiến hành cải tạo, cặp vợ chồng yêu thiên nhiên Anil và Pamela đã thực hiện công tác phục hồi rừng bằng cách trồng lại các loại cây trồng bản địa.
May mắn, nhờ có lượng mưa dồi dào, cỏ bắt đầu mọc lên, cây cối phát triển và bao phủ lại đất hoang nhanh chóng, trở thành môi trường sống hoàn hảo cho những loài động vật hoang dã sinh sống.
May mắn, nhờ có lượng mưa dồi dào, cỏ bắt đầu mọc lên, cây cối phát triển và bao phủ lại đất hoang nhanh chóng, trở thành môi trường sống hoàn hảo cho những loài động vật hoang dã sinh sống.
Sau vài chục năm, đến nay, những khu đất hoang bị ô nhiễm đã trở thành khu rừng rậm rạp với hệ động, thực vật cực kỳ phong phú. Theo thống kê, có hàng trăm loại thực vật, hơn 300 loài chim, hàng chục loại động vật quý hiếm, đang bị đe dọa sinh sống tại đây.
Sau vài chục năm, đến nay, những khu đất hoang bị ô nhiễm đã trở thành khu rừng rậm rạp với hệ động, thực vật cực kỳ phong phú. Theo thống kê, có hàng trăm loại thực vật, hơn 300 loài chim, hàng chục loại động vật quý hiếm, đang bị đe dọa sinh sống tại đây.
Nói về việc làm của mình, cô Pamela cho biết, cô rất tự hào với việc làm của mình và chồng. Việc tái tạo lại một khu bảo tồn sinh thái tự nhiên là điều hạnh phúc nhất đối với cô.
Nói về việc làm của mình, cô Pamela cho biết, cô rất tự hào với việc làm của mình và chồng. Việc tái tạo lại một khu bảo tồn sinh thái tự nhiên là điều hạnh phúc nhất đối với cô.
Niềm vui ro lớn này vô cùng đáng giá so với tâm sức của vợ chồng cô bỏ ra. Cô hy vọng rằng, khu rừng này vẫn sẽ được bảo vệ và mở rộng trong 10 năm tới.
Niềm vui ro lớn này vô cùng đáng giá so với tâm sức của vợ chồng cô bỏ ra. Cô hy vọng rằng, khu rừng này vẫn sẽ được bảo vệ và mở rộng trong 10 năm tới.
Nhờ sự cống hiến của hai vợ chồng cô Pamela Gale và anh Anil Malhotra, hàng trăm mẫu đất hoang hóa đã trở thành ngôi nhà của hệ động, thực vật hiếm lạ ở Ấn Độ. Điều này thực sự là một phép màu do chính bàn tay con người tạo ra.
Nhờ sự cống hiến của hai vợ chồng cô Pamela Gale và anh Anil Malhotra, hàng trăm mẫu đất hoang hóa đã trở thành ngôi nhà của hệ động, thực vật hiếm lạ ở Ấn Độ. Điều này thực sự là một phép màu do chính bàn tay con người tạo ra.
Mời quý vị xem video: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Bắc Kinh. Nguồn video: VTV1

GALLERY MỚI NHẤT