Chân dung Madame Nga - Nguyễn Thị Nga. |
Ở một diễn biến khác, ông Lê Anh Tuấn, con trai bà Nguyễn Thị Nga đã đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu SSB trong cùng khoảng thời gian trên, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại SeABank xuống 51,85 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 2,113%.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 15/11, cổ phiếu SSB đóng cửa ở mức 23.500 đồng/cp, tăng 1,51%. Tạm tính theo mức giá này, giá trị sang tay khối lượng cổ phiếu trên của hai mẹ con Madame Nga khoảng 470 tỷ đồng.
Mới đây, SeABank vừa qua đã có thông báo về việc quyết định dừng thực hiện phương án chào bán riêng lẻ 94,6 triệu cổ phiếu cho The Norwegian Investment Fund for developing countries (Norfund) của Na Uy trong bối cảnh trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SSB đang có xu hướng lao dốc.
Theo SeABank, quyết định dừng phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ ngoài căn cứ theo luật định còn xét theo tình hình thực tế. HĐQT ngân hàng sẽ báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc dừng thực hiện phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ này.
Về tình hình kinh doanh, trong quý 3, SeABank ghi nhận mức thu nhập lãi thuần là 1.638 tỷ đồng. Các nguồn thu ngoài lãi biến động không đồng nhất khi lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư âm 54 tỷ đồng. Hay lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm phân nửa về còn 23 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gần 10% lên mức 358 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đột biến gấp 11 lần lên 287 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh cũng gấp 1,8 lần với 110 tỷ đồng.
Kỳ này SeABank trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 345 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế còn 908 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng, thu nhập lãi thuần của SeABank giảm 2,6% về mức 4.941 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ về mức 723 tỷ đồng...
Chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng của SeABank đều tăng lên lần lượt là 2.566 tỷ và 861 tỷ đồng nên lãi ròng sau cùng của SeABank về còn 2.515 tỷ đồng.