“Mũ chống giọt bắn” có thể gây hại cho người dùng

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, “mũ chống dịch” không có tác dụng phòng được Covid-19 như lời quảng cáo, ngoài ra việc sử dụng loại mũ không rõ nguồn gốc có thể khiến người sử dụng mắc thêm các bệnh nguy hiểm khác.

“Mũ chống giọt bắn” có thể gây hại cho người dùng
Tràn lan "mũ chống dịch"
"Mũ chống dịch" thực chất là mũ vải bình thường, phần vành mũ được gắn thêm một tấm nhựa trong suốt có thể che toàn bộ khuôn mặt của người đội. Theo ghi nhận, trên thị trường hiện nay có loại cho trẻ em và người lớn với nhiều mẫu mã đa dạng, giá cả giao từ 90.000 đến 400.000 đồng/chiếc.
Theo quảng cáo của người bán thì loại mũ này có thể chống giọt bắn từ người đối diện nên có khả năng chống dịch cao. Bởi, các giọt bắn khi tiếp xúc với người khác vốn là nguyên nhân gây lây nhiễm virus Covid-19.
“Mu chong giot ban” co the gay hai cho nguoi dung
Người dân đổ xô mua "mũ chống dịch" với hy vọng mũ này sẽ ngăn ngừa được giọt bắn và phòng virus - Ảnh: Dân Việt 
Trên page "Nón thời trang chống dịch Corona Covid-19" mặt hàng này được người bán giới thiệu là vật dụng không thể thiếu mỗi khi ra đường, đặc biệt khi đi máy bay, hay di chuyển trên xe... không quên kèm theo lời kêu gọi "mua ngay nhé mọi người".
Ngoài ra, bài viết trên page này còn liệt kê một số công dụng khác của nón chống dịch như thay thế mắt kính; thay thế khẩu trang; giảm tình trạng đưa tay lên mắt mũi miệng; giảm thiểu nguy hiểm tiềm ẩn bệnh khi tiếp xúc với mọi người; có thể sử dụng nón khi đang ăn uống; có thể sử dụng nón trong môi trường làm việc và bất kỳ môi trường nào mà không làm cản trở giao tiếp.
Chia sẻ với PV, một đầu nậu chuyên bán mũ chống giọt bắn trên mạng xã hội cho biết: "Tôi mới bán loại mũ này được gần 1 tuần, mỗi ngày bán ra khoảng gần 200 chiếc. Mẫu mũ có mặt nạ nhựa chắn trước mặt này không phải là sản phẩm mới. Trước đó sản phẩm này đã được rao bán tại Hàn Quốc khi dịch Covid-19 lây lan mạnh tại Trung Quốc. Chiếc mũ mặt nạ tại Hàn Quốc được bán với mức giá 16.000 won (hơn 300.000 đồng)."
“Mu chong giot ban” co the gay hai cho nguoi dung-Hinh-2
Một fanpage quảng cáo rầm rộ tính năng, tác dụng của "mũ chống dịch". 
Cũng theo đầu nậu này, những ngày gần đây, những chiếc mũ này đang "hot" nên hàng về tới đâu hết tới đó. Khách hàng nếu muốn mua thì phải đặt trước 1 -2 ngày.
Còn tại cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé trên phố Bà Triệu (Hà Nội) cũng trưng bày những chiếc mũ chống giọt bắn dành cho các đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Giá dưới 200.000 đồng/chiếc tùy từng mẫu mã. Những chiếc mũ có màu sắc sặc sỡ thu hút giới trẻ không chỉ bởi phòng dịch mà còn thời trang.
Thực hư tác dụng chống dịch của mũ
Tin vào những lời quảng cáo cực kỳ "có lý" của những người bán hàng, nhiều người đã nhanh chóng đi mua những chiếc "mũ chống dịch" để ngăn chặn Covid-19 cho gia đình.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế nhận định, mặc dù mũ chống giọt bắn là sản phẩm đang gây sốt hiện nay nhưng mua sản phẩm này chỉ tốn tiền và gây tổn hại về lâu dài chứ công dụng của chiếc mũ này chẳng hề có tác dụng như quảng cáo.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết, trong y tế các bác sĩ cũng có sử dụng các sản phẩm mũ với màng chắn nhựa ở phía trước để ngăn dịch tiết từ bệnh nhân bắn lên trong các cuộc phẫu thuật, tuy nhiên đây là những chiếc mũ được sản xuất với tiêu chuẩn riêng của ngành y, còn những chiếc mũ được bán tràn lan trên thị trường thì không rõ về tiêu chuẩn sản xuất cũng như nguồn gốc. 
Vì thế, bác sĩ Khanh khuyến cáo, nếu sản phẩm không rõ nguồn gốc, làm từ nhựa tái chế có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Ngoài ra, sau dịch việc thải ra một lượng lớn mũ nhựa như vậy cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho hay người dân có thể sử dụng mũ này để ngăn giọt bắn từ người bệnh văng ra ngoài. Nhưng cần sử dụng loại mũ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và kết hợp với khẩu trang, còn mũ này không thay thế cho khẩu trang.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần có hiểu biết để không hoang mang, lo lắng quá. Người dân nên vào website của Bộ Y tế để theo dõi thông tin, khai báo trung thực, thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm, khử khuẩn, vệ sinh môi trường cá nhân, đặc biệt rửa tay với xà phòng. Đó là những biện pháp cần thiết vừa phòng bệnh cho mình, gia đình và cộng đồng.
Bác sĩ này khuyến cáo thêm, khi sử dụng, người dân lưu ý không chạm tay vào mặt ngoài của mũ. Sau khi dùng, cần vệ sinh bằng cồn hoặc xà phòng, phơi nắng thường xuyên.
Trong các khuyến cáo phòng lây nhiễm virus corona hiện nay, Bộ Y tế đều khuyên người dân nên rửa tay thật kỹ bằng xà phòng thường xuyên, nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Tay chúng ta cầm nắm các đồ dùng chung như tiền, tay nắm cửa, chỗ vịn trên xe, ly tách, chén bát, đũa muỗng, thìa chung ở quán ăn, quán nước... rồi trực tiếp cầm nắm đồ ăn sau đó đưa vào miệng, virus cũng vào miệng theo. Vì thế, người dân hãy ý thức đảm bảo các biện pháp chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như rửa tay thường xuyên, dùng khẩu trang đúng cách, hạn chế đến nơi đông người và chủ động cách ly nếu nghi ngờ nhiễm bệnh.

Rửa tay phòng dịch Covid-19, người đàn ông làm hành động xấu không tưởng

(Kiến Thức) - Clip ghi lại cảnh sau khi rửa tay phòng dịch Covid-19, người đàn ông "cầm luôn" chai dung dịch rửa tay khô ở thang máy để vào ô tô gây bức xúc dân mạng.

Rửa tay phòng dịch Covid-19, người đàn ông làm hành động xấu không tưởng

Những ngay qua khu dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới ngoài việc đeo khẩu trang, tránh ra ngoài thì người dân được khuyến cáo nên rửa tay bằng dung dịnh vệ sinh để phòng ngừa.

Cũng chính từ việc đó, một chuyện không hay đã xảy ra. Cụ thể, mới đây đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông trung niên sử dụng dung dịch rửa tay  phòng dịch Covid-19 được trang bị cạnh thang máy.

Chân dung nữ sinh ngành Y xung phong làm việc trong khu cách ly Covid-19

(Kiến Thức) - Với suy nghĩ thanh niên nên làm điều có ích cho xã hội, Trần Huyền Thảo An đã xung phong đăng kí vào khu cách ly Covid-19 để hỗ trợ đội ngũ y, bác sĩ chống dịch.

Chân dung nữ sinh ngành Y xung phong làm việc trong khu cách ly Covid-19
Chan dung nu sinh nganh Y xung phong lam viec trong khu cach ly Covid-19
 Mới đây, trên diễn đàn của trường Đại học Duy Tân chia sẻ bài viết của một người mẹ có con gái đang là sinh viên năm thứ 5, ngành Y của trường đăng kí tham gia hỗ trợ các y, bác sĩ trong khu vực cách ly Covid-19 gây chú ý trên nhiều diễn đàn mạng.

Giữa mùa dịch Covid-19, dân chung cư ấn thang máy ra sao?

(Kiến Thức) - Dùng tăm, giấy ăn hay bật lửa là những cách để dân chung cư sử dụng thang máy trong mùa dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp.

Giữa mùa dịch Covid-19, dân chung cư ấn thang máy ra sao?
Giua mua dich Covid-19, dan chung cu an thang may ra sao?
 Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, nhiều chung cư tại Hà Nội đã tiến hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở thang máy - nơi nhiều người đi lại mỗi ngày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.