Mù Cang Chải hướng đến du lịch xanh, bản sắc, an toàn, thân thiện

Mù Cang Chải đã xác định quan điểm phát triển du lịch với 4 trọng tâm, gồm: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, “xanh, bản sắc, an toàn, thân thiện”.

Hiện nay huyện đã, đang chủ động triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu trở thành huyện du lịch; là điểm đến bản sắc, an toàn, thân thiện; đến năm 2030 cơ bản không còn là huyện huyện nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Nằm giữa những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), khu du lịch cộng đồng độc đáo mang tên "Hello Mù Cang Chải" được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Đây là công trình, sản phẩm du lịch chứa đựng tâm huyết của hai vợ chồng trẻ người Mông Giàng A Dê và Vàng Thị Lỳ.

Với khẩu hiệu "Đi là thích, đến là mê”, đến cơ sở du lịch này, du khách không chỉ được nghỉ ngơi thư giãn, mà còn được tham gia các sản phẩm du lịch độc đáo như: nấu ăn cùng người bản địa, đi suối bắt cá, xuống ruộng bậc thang cày cấy, dạy tiếng Anh cho trẻ em trong các bản...

Chị Nguyễn Hồng Anh, du khách Hà Nội cho biết: "Đến đây nhóm chúng tôi được trải nghiệm cuộc sống của người bản địa rất là độc đáo. Lần đầu tiên được lội ruộng, được bắt cá rồi nướng cá... Chúng tôi cũng thu được rất nhiều bài học thực tế về văn hóa bản địa, phục vụ cho chuyên ngành của mình".

Hiện nay, các hoạt động du lịch được huyện Mù Cang Chải tổ chức xen kẽ suốt 4 mùa trong năm. Đó là mùa hoa sơn tra, mùa hoa đỗ quyên vào dịp đầu năm; mùa nước đổ vào tháng 5 tháng 6; lễ hội mùa vàng từ tháng 8 đến tháng 10 và mùa hoa tớ dày vào dịp cuối năm.

Mu Cang Chai huong den du lich xanh, ban sac, an toan, than thien

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - danh thắng quốc gia đặc biệt là điểm nhấn của du lịch Mù Cang Chải.

Xác định cảnh sắc thiên nhiên và con người là nền tảng tạo nên bản sắc du lịch, huyện đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân, các hộ gia đình làm homestay, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ giàu bản sắc tại các điểm đón khách, để du khách có thể lưu trú dài ngày hơn trong hành trình du lịch khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỹ vĩ của ruộng bậc thang Mù Cang Chải - danh thắng đặc biệt của quốc gia.

Nhờ tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội; đồng thời, tập trung tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch, nên năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã đón và phục vụ trên 250 nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, doanh thu đạt khoảng 250 tỷ đồng.

Ông Trịnh Thế Bình, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Huyện Mù Cang Chải có chủ trương khai thác những tiềm năng thế mạnh về thiên nhiên, văn hóa và con người để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện một cách bền vững. Huyện cũng chỉ đạo xây dựng đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch giai đoạn 2021- 2025".

Mu Cang Chai huong den du lich xanh, ban sac, an toan, than thien-Hinh-2

Du khách thích thú khi đến với Mù Cang Chải vào mùa hoa Tớ dày nở thắm núi rừng dịp cuối năm.

Theo bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ UBND huyện Mù Cang Chải, để trở thành huyện du lịch, là điểm đến “Bản sắc, an toàn, thân thiện”, huyện Mù Cang Chải đã xác định quan điểm phát triển du lịch với 4 trọng tâm, gồm: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, “xanh, bản sắc, an toàn, thân thiện”; chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế để thu hút khách du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh để đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên, văn hóa và con người bản địa để phát triển du lịch...

"Thu hút các doanh nghiệp lớn vào đầu tư cho Mù Cang Chải trong lĩnh vực du lịch, tạo ra được các sản phẩm hiện đại để kết hợp với các sản phẩm tự nhiên cũng như bản sắc của Mù Cang Chải. Thứ hai là chúng tôi cũng tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ homestay, nhà hàng và tăng thêm các dịch vụ để làm sao mang tính chất chuyên nghiệp", Phó Chủ UBND huyện Mù Cang Chải chia sẻ.

Bà Lương Thị Xuyến cũng cho biết, trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch. Từ đó quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch theo đúng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra.

Khám phá Mù Cang Chải mùa lúa chín

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp những thửa ruộng bậc thang vào độ đẹp nhất trong năm với chi phí hợp lý.

Kham pha Mu Cang Chai mua lua chin

Phương Tali

Nhân viên văn phòng, Hà Nội

Ngắm tuyệt tác được tạo bởi thiên nhiên, con người ở Mù Cang Chải

Nếu tháng 9, tháng 10, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, lung linh với sắc vàng lúa chín thì tháng 5, tháng 6 là mùa nước đổ về các thửa ruộng bậc thang.

Xã Cao Phạ nằm ở thung lũng dưới chân đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Cư dân chủ yếu là người dân tộc Mông và dân tộc Thái. Nếu có dịp đến Cao Phạ vào tháng 5 và tháng 6, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang nơi đây vào mùa nước đổ.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.