Một số tập thể, cán bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 có vi phạm, khuyết điểm

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban.

Từ ngày 28 đến ngày 30/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 7. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết quả giám sát một số tổ chức đảng và đảng viên.

Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ; trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách, ban hành một số văn bản không đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung không phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016 - 2021 cũng bị xác định thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu, thực hiện bổ sung quy hoạch, quản lý phát triển năng lượng điện, nhất là các dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ và vừa; trong xây dựng cơ chế, chính sách về giá điện, giá xăng dầu.

Cùng với đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch EVN có vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vi phạm trong công tác cán bộ, đầu tư tài chính, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa, thoái vốn, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước trong việc mua điện mặt trời mái nhà,...

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát nêu trên kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban.

COVID-19: TP HCM bỏ giấy đi đường, giải toả chốt nội đô

(Vietnamdaily) - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM đã tổ chức họp cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Phạm Đức Hải chủ trì cuộc họp báo.

Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình đã công bố Chỉ thị của UBND TP HCM "Tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố".

CII sẽ có nguồn thu 8.226 tỷ đồng và thoát khỏi cảnh dòng tiền âm

(Vietnamdaily) - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) vừa có văn bản trả lời các câu hỏi của cổ đông về việc liên tục phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trong thời gian qua. 
 

CII cho biết đây là kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của công ty cũng như khẩu vị của nhà đầu tư. Chưa kể, công ty đã huy động vốn qua kênh này với nhiều đợt, nhiều loại trái phiếu kể từ ngày thành lập chứ không riêng thời gian gần đây.

Theo CII, giai đoạn 2018 - 2021 là giai đoạn cao điểm giải ngân vốn đầu tư công, dự án trọng điểm (cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Xa lộ Hà Nội,...). Tổng mức đầu tư các dự án này hơn 20.000 tỷ đồng.

CII se co nguon thu 8.226 ty dong va thoat khoi canh dong tien am
 Nguồn: CII

Bên cạnh đó, việc các loại hình đầu tư BOT và bất động sản bị xếp vào loại có rủi ro cao nên các ngân hàng rất hạn chế cho vay theo dự án hoặc với tỷ lệ vay thấp. Điều này đặt ra cho CII phải sử dụng tài sản để huy động vốn nhằm đưa dự án đúng tiến độ.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư đã thay đổi khẩu vị, ưa chuộng trái phiếu hơn nên CII buộc phải thay đổi để phù hợp. Do vậy công ty đã tăng cường áp dụng hình thức huy động này trong vòng ba năm qua, với tỷ lệ dư nợ trái phiếu/dư nợ đi vay tăng từ 14,3% lên 36,6% giai đoạn 2017 đến tháng 6/2021.

Để sử dụng vốn hiệu quả, CII phải chia nhỏ các đợt phát hành, do vậy tần suất huy động trái phiếu cũng nhiều hơn so với trước.

Tin mới