Một phòng của Sở Nông nghiệp TT-Huế có số lãnh đạo gấp 3 nhân viên

Một số phòng thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế có số lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Có phòng số lãnh đạo gấp 3 lần nhân viên.

Theo đó, Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế có 8 người trong biên chế. Trong đó, 5 người giữ chức vụ lãnh đạo (một trưởng phòng, 4 phó trưởng phòng), 3 người là nhân viên.
Phòng Tổ chức cán bộ có 4 người nhưng có đến 3 người giữ chức vụ lãnh đạo (một trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng), chỉ có một nhân viên. Số trưởng phó phòng nhiều gấp 3 lần nhân viên.
Mot phong cua So Nong nghiep TT-Hue co so lanh dao gap 3 nhan vien
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Điền Quang. 
Ngày 26/4, ông Bạch Chơn Đông, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết việc bổ nhiệm các chức vụ trưởng phòng và phó trưởng phòng của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh là do giám đốc sở này bổ nhiệm.
"Hiện nay chưa có quy định rõ ràng nên không thể nói việc bổ nhiệm đó là sai. Nhưng trong phòng mà lãnh đạo nhiều, nhân viên lại ít thì không hay. Vì vậy, khi bổ nhiệm phải thận trọng", ông Đông cho hay.
Theo ông Đông, khi bổ nhiệm một cán bộ lên làm lãnh đạo rồi không thể cách chức nếu người đó không vi phạm. Cấp trên chỉ bố trí, sắp xếp lại, chuyển cán bộ đó qua vị trí khác. Nhưng khi chuyển qua nơi khác cũng phải làm vị trí tương đương.
Mot phong cua So Nong nghiep TT-Hue co so lanh dao gap 3 nhan vien-Hinh-2
Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế. Ảnh: T.H. 
Để khắc phục tình trạng lãnh đạo nhiều hơn nhân viên, ông Phó giám đốc Nội vụ khẳng định sẽ đề nghị UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình, tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng.
Ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế lý giải sở dĩ một số phòng có số lượng lãnh đạo đông hơn nhân viên là do sự sáp nhập các phòng ban. Có người trước khi sáp nhập là lãnh đạo của một phòng nên sau khi sáp nhập không thể chuyển xuống làm nhân viên.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lên đường thăm chính thức Belarus

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan hệ song phương với Belarus.

Nhận lời mời của Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko, sáng 26/6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Hà Nội, lên đường đi thăm chính thức Belarus từ ngày 26-28/6.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Dân đi vì hiếu kỳ... chưa thể giảm ùn tắc?

(Kiến Thức) - “Nếu không có kết nối, khoảng nửa tháng đầu người dân hiếu kỳ sẽ đi đông (khoảng 70%), vài 3 tháng sau chỉ còn khoảng 40-50% người đi, đường sắt trên cao chưa thể ngay lập tức giảm được ùn tắc giao thông” - TS. Nguyễn Xuân Thủy nói.

Mới đây, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được vận hành chạy thử trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Buổi chạy thử có sự tham gia của rất nhiều phóng viên báo chí, truyền hình.
Đa phần, nhiều người tham gia buổi vận hành chạy thử đều có đánh giá tích cực về tuyến đường sắt trên cao. Anh Minh Đức - người dân được trải nghiệm tàu trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông cho biết: “Tốc độ tàu chạy 65km/h, trung bình 32 km/h. Tàu đi từ ga Yên Nghĩa (Hà Đông) đến Cát Linh, tổng thời gian chạy hết toàn tuyến là 30 phút, bao gồm thời gian trả khách và đón khách tại 12 điểm dừng.
Nếu di chuyển bằng xe máy cùng chặng đường như vậy thì có lẽ phải mất cả giờ đồng hồ. Tôi kỳ vọng tàu sớm vận hành thương mại để giảm ùn tắc giao thông.”
Duong sat Cat Linh - Ha Dong: Dan di vi hieu ky... chua the giam un tac?
Đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) chật kín phương tiện giao thông giờ cao điểm. 
Chung nhận định với anh Minh Đức, nhiều người trải nghiệm cũng bày tỏ kỳ vọng dự án sẽ sớm vận hành thương mại để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của Hà Nội hiện nay.
PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải xung quanh vấn đề này.
- Người dân thủ đô đang rất kỳ vọng dự án đường sắt trên cao sớm vận hành thương mại để góp phần làm giảm ùn tắc giao thông? Theo ông liệu nó có giúp giảm ùn tắc giao thông?
Dự án này không phải là một đột phá ghê gớm. Bởi đường sắt trên cao là tuyến đường độc đạo, chạy cố định và chạy đúng giờ, tốc độ cao và nó ở trên cao nên không vướng vào ùn tắc giao thông nên mọi người đang đi dưới đường bộ quen rồi khi ngồi trên đó sẽ có cảm giác thoáng đãng. Tất nhiên, nó sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, nhưng chỉ phần nào đó thôi. Còn nói nó sẽ làm hết ùn tắc giao thông thì chưa thể ngay và luôn được.
Khi đưa vào sử dụng, với những người dân sinh sống, làm việc… ở cách các trạm dừng lên – xuống của tàu khoảng 1km trở lại thì họ đi tàu Cát Linh – Hà Đông rất thuận tiện.
Tuy nhiên, vẫn cần phải có sự kết nối giữa các loại hình giao thông thật tốt, ví dụ như trạm xe buýt, taxi, phương tiện cá nhân… để những người đi tàu trên cao khi xuống họ có thể di chuyển đến nơi cần đến thì tàu mới thu hút được nhiều người sử dụng.
Trường hợp đường sắt trên cao có kết nối với hạ tầng và các loại hình vận tải công cộng yếu thì khoảng nửa tháng đầu thì người dân hiếu kỳ sẽ đi đông (khoảng 70%).
Sau đó, sẽ giảm dần còn 50% rồi 40% và thấp nữa. Tôi dự đoán khoảng sau 3 tháng số người dùng phương tiện sẽ giảm. Những người sử dụng là người có nhà, chỗ làm… gần tuyến đường sắt trên cao. Còn những người ở xa tuyến Cát Linh – Hà Đông sẽ tiếp tục đi với phương tiện cá nhân của họ.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.