Một đêm của những “công nhân” dán quảng cáo trộm ở Hà Nội

Trong một lần đi trên đường Trần Xuân Soạn (quận Hai Bà Trưng), PV vô tình gặp được 2 thanh niên đang lén lút đi làm công tác “quảng cáo” cho dịch vụ khoan cắt bê tông, cho vay trả góp...

Một đêm của những “công nhân” dán quảng cáo trộm ở Hà Nội
Trước mốc thời gian kỉ niệm 1000 năm Thăng Long (10/10/2010), Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ký công văn số 167/KH-UBND xiết chặt hoạt động quảng cáo rao vặt trái phép trên địa bàn Thủ đô.
Dân phát điên khi nhà vừa mới xây vài ngày đã nhem nhuốc “khoan cắt bê tông”
Từ lâu, các biển quảng cáo như “khoan cắt bê tông”, “Dịch vụ hút bể phốt”, “dịch vụ diệt mối mọt tận nhà”, "Cho sinh viên thuê nhà", "cho vay không thế chấp",... dường như đã trở thành một nét văn hóa ở đường phố Hà Nội.
Khoan cắt bê tông đã từng là vấn nạn quốc gia.
 Khoan cắt bê tông đã từng là vấn nạn quốc gia.
Khoảng những năm trước 2010, các công ty cung ứng dịch vụ này thường cho nhân công in sơn trực tiếp lên tường nhà, cột điện, hoặc bất kì khoảng trống nào để giới thiệu, quảng cáo cho người dân. Về sau khi các cơ sở ban nghành Hà Nội mạnh tay để ngăn chặn hành vi này, thì các công ty chuyển sang phát tờ rơi, hoặc dán chúng lên tường để dễ bóc.
Sau 6 năm diễn ra cuộc cải cách “diệt” dán quảng cáo, diệt nạn khoan cắt bê tông, "cho vay trả góp" thì đến nay chúng bắt đầu quay trở lại với mức độ trầm trọng hơn.
Theo ông Đỗ Minh Hà, trú tại Khương Trung cho biết: “Nhà tôi vừa mới hoàn thành ngày hôm trước, thì chỉ trong một đêm bức tường vẫn còn mùi sơn đã trở nên nhem nhuốc vì bị bôi bẩn bằng mấy tờ rơi khoan cắt bê tông dính chặt trên tường”.
Ông Hà còn cho biết, những tờ quảng cáo đó rất khó bóc, kể cả có bóc ra cũng không hết. Nên trong thời gian đầu, ông và gia đình thường xuyên phải đi bóc những tờ quảng cáo in trên tường nhà mình. Thậm chí ban đêm còn đi rình những kẻ đi dán trộm nhưng không có mấy hiệu quả. Và cho đến nay, dường như ông đã quen với chúng.
Tường nhà ông Hà bị bôi bẩn.
 Tường nhà ông Hà bị bôi bẩn.
“Đến giờ thì tường nhà mình chẳng khác gì so với ngày xưa. Nhìn nhiều rồi thành quen”, ông Hà thở dài ngao ngán.
Không chỉ ông Hà, rất nhiều chủ nhà cảm thấy rất khó chịu khi tường nhà mình trở thành 1 điểm tập kết của các dịch vụ khoan cắt bê tông, và nó đã biến Thủ đô nhem nhuốc trở lại.
Để hạn chế nạn quảng cáo, rao vặt bừa bãi, UBND Thành phố Hà Nội đã cho lắp đặt các biển quảng cáo miễn phí ở 5 quận nội thành. Tuy nhiên, hiệu quả thì chẳng thấy đâu. Thậm chí, một biển quảng cáo ở ngay sát Cung văn hóa Hữu nghị Việt – Xô còn trở thành một nhà vệ sinh công cộng, bốc mùi hôi, khai nồng nặc.
Ngay cả, Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm đã từng cho biết, quận sẽ tiến hành thưởng tiền cho những ai phát hiện ra hành vi quảng cáo rao vặt. Cụ thể, sẽ thưởng nóng 300 ngàn đồng cho ai phát hiện đối tượng có hành vi vi phạm quảng cáo và thưởng ngay 500 ngàn đồng cho ai bắt giữ được những đối tượng này. Nhưng chính quận Hoàn Kiếm hiện nay lại là nơi bị dán nhiều nhất.
Cận cảnh 1 đêm của những “công nhân” đi dán quảng cáo trộm
Trong một lần đi trên đường Trần Xuân Soạn (quận Hai Bà Trưng), PV vô tình gặp được 2 thanh niên đang lén lút đi làm công tác “quảng cáo” cho dịch vụ khoan cắt bê tông, cho vay trả góp, dịch vụ hút bể phốt.
Khi PV lân la hỏi chuyện, hai anh này đang cặm cụi dán những tờ quảng cáo lên nhà dân thì bông dưng mặt mũi biến sắc, người cầm lái chuẩn bị dồ ga để tẩu thoát như đang làm chuyện phạm pháp.
Phải đi dán lén lút vì sợ dân mắng.
 Phải đi dán lén lút vì sợ dân mắng.
Tuy nhiên khi Pv thuyết phục, thì hai thanh niên này cho biết, “Mình phải dán ban đêm chứ ban ngay ai cho dán, thậm chí thấy dán dân nó lại đánh cho”. Đó chính là lí do vì sao, những tờ rơi, quảng cáo chỉ xuất hiện vào ban đêm.
Bản thân hai thanh niên này là người thất nghiệp, nhận làm thời vụ cho các công ty cung ứng dịch vụ khoan cắt bê tông với giá rẻ mạt. Anh H., người thanh niên đang cặm cụi dán quảng cáo cho biết: “mỗi đêm bọn mình phải đi dán một trăm tờ với giá 100.000 – 150.000 đồng cho mỗi người”.
Đồ nghề cũng rất đơn giản, chỉ cần một chiếc cặp sách chứa đầy tờ rơi, cùng một lọ hồ lớn với chổi quét là xong. Anh H. chia sẻ: “Chúng mình làm từ 12h đêm cho đến khi nào dán xong cái đống này là về”, vừa nói anh chàng này vừa vỗ vào đống giấy quảng cáo chất đống trong cặp.
Tiếp lời, anh H. Cho hay: “Từ 12h đến giờ, bọn mình dán được ở một vài nơi trên phố Trần Xuân Soạn – Lò Đúc, cứ vài trăm mét là dán một cái. 100 cái thì dán đường khoảng vài cây số”.
Làm cái nghề đi dán trộm này cũng có lắm cái khó khăn. Kể về công việc thời vụ của mình, anh H. Trải lòng: “Làm cái nghề này chỉ là thời vụ thôi, lương thì bèo bọt, đi làm thì lén la lén lút, thậm chí nhiều khi bị chủ nhà phát hiện nó lại chửi cho”.
Lúc Pv đề cập đến công ty thuê dán trộm này thì anh H. từ chối tiết lộ, “có gì anh cứ liên hệ với số điện thoại được dán trên tờ quảng cáo đó”.
Có thể nói, sau 6 năm công văn của UBND Thành phố Hà Nội về việc xử lý các quảng cáo, rao vặt dường như đã đi vào ngõ cụt. Nạn “khoan cắt bê tông”, “dịch vụ bể phốt”,... đã và đang quay trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, thay vì các cơ sở ban nghành ra quân rầm rộ hô hào khẩu hiểu “vì thành phố đẹp”, bóc quảng cáo như trước thì giờ đây chúng vẫn tồn tại như một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Một người dân còn nói vui rằng, người Hà Nội đã quá quen với “khoan cắt bê tông”, “Dịch vụ hút bể phốt”,.. Khi mà thiếu đi các biển quảng cáo khoan cắt bê tông thì đường phố thật nhàm chán.

Ông lão 10 năm đi bóc, xóa quảng cáo, rao vặt

Ông lão 10 năm đi bóc, xóa quảng cáo, rao vặt
Lặng lẽ giữa đường phố ồn ào, chiều nào ông Minh cũng tranh thủ lúc đi tập thể dục để bóc những tờ quảng cáo, rao vặt… dán bừa bãi trên bờ tường và cây cột điện để làm đẹp phố phường.

Ngày nào cũng vậy, cứ vào khoảng 5h chiều, người ta lại bắt gặp hình ảnh một ông lão tóc đã bạc trắng mặc bộ quần áo cũ kỹ, đội chiếc mũ đã bạc màu đi bộ dọc trên con đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội để bóc những tờ giấy quảng cáo, rao vặt dán bừa bãi trên các mảng tưởng, nơi chờ xe bus và cây cột điện.

Ông là Nguyễn Văn Minh (SN 1943, ở khu tập thể bóng điện Rạng Đông, Thanh Xuân, Hà Nội), một người dân Hà Nội gốc, đã từng tham gia phục vụ trong quân đội.
f
Mỗi chiều đi tập thể dục, ông Minh đều bóc những tờ giấy quảng cáo, rao vặt dán bừa trên những cây cột điện, mảng tường, điểm chờ xe bus...

Trò chuyện với ông lão tốt bụng, tôi được ông Minh tâm sự rằng, mỗi chiều, tranh thủ lúc đi bộ tập thể dục từ nhà ra tới gần Ngã Tư Sở (Hà Nội) ông thường đi dọc theo vỉa hè để bóc những tờ quảng cáo được dán lem nhem khắp nơi. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, ông đều giữ cái thói quen làm đẹp phố phường này.

Mỗi chiều đi tập thể dục, ông Minh đều bóc những tờ giấy quảng cáo, rao vặt dán bừa trên những cây cột điện, mảng tường, điểm chờ xe bus...

Dụng cụ của ông Minh cũng không có gì ngoài hai bàn tay cùng một con dao dọc giấy nhỏ để cạo sạch những miếng giấy bị keo dán chặt sau đó cho vào các thùng rác.

Nói về việc làm của mình, ông Minh cười: “Mình là lính cụ Hồ thì học tập và làm việc theo tấm gương Bác Hồ chú ạ. Người ta cứ dán giấy lung tung thế này bừa bãi lắm, dù không bóc được hết tất cả những tờ “giấy tặc” kia nhưng làm được đến đâu hay đến đó để giúp phố phường thêm một chút sạch đẹp”.

Cứ thế, tính đến nay, ông Minh đã tiến hành công việc âm thầm của mình được 10 năm, có nhiều bạn trẻ thấy ông lão làm công việc thiện nguyện, cũng đã tham gia bóc giấy dán quảng cáo để làm sạch cảnh quan đường phố.
j
Dụng cụ của ông mang theo là một chiếc dao dọc giấy nhỏ

Thành đoàn Hà Nội đã rất nhiều lần tổ chức ra quân làm sạch Thủ đô, bóc, xóa các tờ rơi quảng cáo, rao vặt trái phép.

Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày những tờ rơi quảng cáo lại mọc lên nhan nhản. Khắp các bờ tường, ngõ ngách vẫn đang bị bao vây bởi hệ thống quảng cáo, rao vặt “siêu ngắn, siêu rẻ” của vô số công ty, doanh nghiệp như: Khoan cắt bê tông, rút hầm cầu, trung tâm gia sư, tuyển dụng, mua bán nhà đất...

Ai cấm mặc ai, những “quảng cáo tặc” vẫn vô tư dán, khiến người dân bức xúc, mỹ quan của thành phố ngày một nham nhở...

Vấn đề cần làm để chấm dứt tình trạng trên chủ yếu cần nâng cao ý thức chung của người dân. Nếu như mỗi người đều có tinh thần vì cộng đồng như ông lão Nguyễn Văn Minh, hẳn đường phố Hà Nội đã được đẹp hơn biết bao nhiêu.

(Theo Infonet)

“Bồ nhí của tôi là mấy cây cột đèn“

“Bồ nhí của tôi là mấy cây cột đèn“

- Đó là câu đùa vui của ông Nguyễn Văn Thuận (58 Mai Văn Ngọc, khu phố 3, phường 10, quận Phú Nhuận, TPHCM).

Từ khi tham gia công tác vệ sinh môi trường khu phố, gần như ngày nào ông Thuận cũng dậy từ 3 giờ sáng để đi tuần quanh khu phố, kiểm tra an ninh trật tự, đi một vòng quanh đường ray xe lửa xem nhà nào vứt rác ra đường thì gom lại…

Bắt quả tang 2 thanh niên dán bậy quảng cáo

(Kiến Thức) - Khi 2 nam thanh niên đang dán bậy quảng cáo, rao vặt thì bị tổ trưởng dân phố cùng người dân bắt quả tang giao công an phường.

Bắt quả tang 2 thanh niên dán bậy quảng cáo
Ngày 28/8, cơ quan Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội cho biết, đang lập hồ sơ xử lý đối với 2 thanh niên dán bậy quảng cáo, rao vặt hàng loạt lên cột điện trên địa bàn.
Phương tiện của 2 thanh niên đi dán bậy quảng cáo, rao vặt.
Phương tiện của 2 thanh niên đi dán bậy quảng cáo, rao vặt.

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới