Một cựu quân nhân lừa đảo chạy trường

Trước đó, ông Phạm Văn Hồng từng bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh bạc.
 
 

Ngày 22-11, Công an huyện Ia Grai (Gia Lai) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Phạm Văn Hồng (40 tuổi, thị trấn Ia Kha) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mot cuu quan nhan lua dao chay truong
Bị can Hồng. 
Ông Hồng vốn là cán bộ công tác thống kê quân lực của Ban chỉ huy quân sự huyện Ia Grai. Vào năm 2018, người này được giao nhiệm vụ làm hồ sơ tuyển sinh quân sự. Hồng sau đó khoe với nhiều người rằng mình có khả năng xin cho con em họ vào học tại các trường trong ngành quân đội. 
Tin là thật, bà Lê Thị Nga (38 tuổi, thị trấn Ia Kha) đã đưa 200 triệu đồng để ông Hồng “chạy” cho con mình. Cũng với thủ đoạn như trên, người này đã nhận 200 triệu đồng của ông Đào Văn Luyện (42 tuổi, xã Ia Krái) để xin cho con ông Luyện học tại Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Tuy nhiên, sau đó con của hai vị phụ huynh trên đều không có giấy báo nhập học mà ông Hồng cũng không thực hiện lời hứa trả lại tiền nên làm đơn tố cáo.
Trước đó, vào năm 2017, ông Hồng đánh bạc dưới hình thức ghi lô đề và thua nợ đồng nghiệp của mình là bà Chẩm Thị Quỳnh Hoa số tiền 100 triệu đồng.
Cuối tháng 12-2018, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Grai vào cuộc đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với bà Hoa; ông Hồng phải chịu mức kỷ luật cảnh cáo, sau đó viết đơn xin ra quân.
Một đồng đội khác của hai người này là đảng viên Nguyễn Hồng Phi thì bị kỷ luật khiển trách vì môi giới, làm chứng cho ông Hồng vay nợ.

Lừa đảo qua mạng bị pháp luật nghiêm trị như thế nào

Gần đây, các hình thức lừa đảo qua mạng lại tiếp tục nở rộ khiến nhiều người dân bị thiệt hại về tài sản vì mất cảnh giác. Tùy theo mức độ vi phạm mà luật pháp đã có những quy định nhằm nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật này.

Không chỉ riêng Facebook, thời gian qua, nhiều người dùng ví điện tử Momo cũng phản ánh tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng sự bất cẩn của khách hàng, tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của Ví Momo để lấy được mật khẩu cũng như mã OTP ví điện tử, sau đó “móc” tiền trong ví một cách dễ dàng.

Lừa đảo qua điện thoại: Đã cảnh báo mà vẫn sập bẫy

Những ngày qua, nhiều người dân tại TPHCM đã bị bọn lừa đảo liên tục tấn công qua điện thoại với mật độ dày đặc.

Tình trạng lừa đảo qua điện thoại hiện đang diễn ra tuy thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mất cảnh giác sập bẫy mất trắng hàng tỷ đồng. Đa số các vụ lừa đảo, các băng nhóm đều giả danh lực lượng chức năng rồi liên tục khủng bố tinh thần, hăm dọa người dân, sau đó yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạn.

Liên tục những cuộc điện thoại từ các đối tượng lạ mặt gọi đến người dân dụ dỗ, sau đó hăm dọa khủng bố tinh thần, mới đây lúc 9h ngày 10/10, bà Đ.T.A.T, ngụ phường 6, quận 5 nhận được cuộc điện thoại của người tự xưng là nhân viên bưu điện và báo cho bà T. có bưu phẩm từ ngân hàng ngoài Đà Nẵng gửi vào, bên trong có giấy báo nợ ngân hàng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.