Món quê thành đặc sản được săn lùng, 300.000 đồng/kg cũng khó mua

Không phải lúc nào có tiền bạn cũng có thể thưởng thức món đặc sản lạ miệng này.

Ngày bé, hẳn có nhiều người từng thích thú khi trông ngóng mẹ hay bà đi chợ về, trên tay cầm một cái túi nilon chứa những củ màu trắng trắng, khi ăn thấy mọng nước và ngọt lừ. Tất nhiên, không phải ngày nào chúng ta cũng được nếm thử món ăn vặt ngon lành ấy, chỉ vào những ngày thật là may mắn và rất ngẫu nhiên.
Lớn lên mới biết, những củ trắng trắng mềm xốp ấy được gọi là mộng dừa. Mộng dừa là cái mộng màu trắng nằm bên trong quả dừa khô đã mọc mầm. Đối với những đứa trẻ thôn quê, thú vui của những buổi trưa hè là đi nhặt nhạnh mấy quả dừa khô về, nhờ mẹ bổ ngang ra biết đâu bên trong lại có mộng dừa trắng tinh.
Mon que thanh dac san duoc san lung, 300.000 dong/kg cung kho mua
 
Cái mộng dừa to như một cái bánh bao nho nhỏ, bên trong trắng xốp, bên ngoài hơi ngà ngà vàng. Khi ăn thì thấy ngay vị ngọt ngọt, thơm nức, mát lịm lại hơi beo béo. Ngon lành như vậy thì ai chẳng thích mê.
Thực tế, mộng dừa ngon nhất là loại được lấy từ trái dừa khô đã nảy mầm, phần đầu đã nhú cây ra ngoài nhưng vẫn chưa mọc rễ. Lúc này, cái mộng to vừa phải và có thể cầm gọn trong lòng bàn tay. Nếu mộng dừa nhỏ quá thì không đủ ăn, không mềm xốp và cũng chưa đủ độ ngọt nước – ăn vào ngon đấy, thơm đấy nhưng không mang lại đầy đủ cảm giác về hương vị, màu sắc của cái mộng dừa. Ngược lại, mộng to quá thì khô xốp, không còn nước ngọt cũng không còn thơm béo thanh thanh.
Mon que thanh dac san duoc san lung, 300.000 dong/kg cung kho mua-Hinh-2
 
Trong cảm nhận của dân gian thì mộng dừa là phần tinh túy của trái dừa còn trên thực tế thì đây là bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng để mầm cây lớn lên. Khi trái dừa già rụng xuống đất hoặc được vùi trong đất, dưới tác động của độ ẩm, ánh sáng, dừa bắt đầu nảy mầm ở lỗ mộng. Theo thời gian, rễ dừa hình thành và lấy nước từ trong trái dừa để phát triển. Lúc này, mộng dừa chính là vật trung gian để chuyển nước và các chất dinh dưỡng để cho rễ cây sinh trưởng và phát triển.
Từ mộng dừa có thể chế biến thành nhiều món ngon. Đơn giản nhất là mộng dừa ướp lạnh. Mộng dừa mua về rửa qua với nước lọc rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng. Bỏ mộng dừa ướp lạnh ra ăn sống thì cực kỳ giòn ngọt, thơm mát. Bạn cũng có thể làm món mộng dừa dầm đường bằng cách thái lát mộng dừa ra, thêm chút đường kính, đậu phộng rang giã dập, đá bào vào trộn lên là thành một món ngon ngày hè.
Ngoài ra người ta còn làm gỏi mộng dừa, mộng dừa lắc muối ớt, mộng dừa xào tép,...
Mon que thanh dac san duoc san lung, 300.000 dong/kg cung kho mua-Hinh-3
 
Giờ đây để tìm mua mộng dừa là khá khó vì không phải lúc nào cũng có mà mua. Giá mộng dừa có khi lên tới 300.000 đồng/kg. Với những người đã trót đem lòng say mê món ăn này thì dù với mức giá cao như vậy họ cũng sẵn lòng bỏ ra để mua về thưởng thức.

Lý do khiến nàng dâu ngoan bị cả nhà chồng khinh ghét

Suốt một thời gian dài về nhà chồng, tôi không hiểu sao mình làm gì cũng bị bố mẹ chồng ghét bỏ, soi mói.

Tôi yêu anh từ khi đang học đại học, yêu nhau hơn 2 năm thì làm đám cưới. Tuy nhiên, chồng tôi chỉ đưa về nhà giới thiệu có 1 lần và thêm một lần nữa trước khi cưới. Vì khách sáo nên tôi cũng không nhận ra thái độ lạ lùng của bố mẹ chồng.

Chỉ là cà dầm tương mà 50.000 đồng, quả này có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Là một món ăn dân dã nhưng ít ai biết để cho ra món cà dầm tương, người làm phải trải qua những công đoạn cầu kỳ và mất thời gian ít nhất 7 tháng. Vì thế giá của quả cà dầm cũng đắt bất ngờ.

Chi la ca dam tuong ma 50.000 dong, qua nay co gi dac biet?
 Cà dầm tương là sản phẩm truyền thống của người dân xã Tam Điệp, Phúc Thọ (Hà Nội). Theo nguồn tin trên VTC16, hiện giá bán 1 hộp 5 quả cà dầm tương là 250.000 đồng. Ảnh: FB Cà Dầm Tương. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.