Theo đó, vào hôm chủ Nhật (6/4), ông Timofti đã có cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Publica nhân lễ bổ nhiệm ông Valeriu Troenco làm Bộ trưởng Quốc phòng nước này.
Qua đây, Tổng thống Nicolae đã có dịp chia sẻ nhiều quan điểm cá nhân của mình với vụ sáp nhập Crimea của Nga. “Ukraine đã đánh mắt bán đảo Crimea là do bởi sự yếu kém của quân đội, đặc biệt ở khả năng tác chiến nhanh chóng”.
Lực lượng "lạ" (được cho là quân Nga) phong tỏa một căn cứ quân sự của Ukraine ở Crimea. |
Sau đó, ông cũng đề cập tới những thiếu sót trong lực lượng quân đội của Moldova và những nỗ lực để vượt qua thách thức này. “Quân đội Moldova cũng đối mặt với nhiều vấn đề. Các nhà chức trách nước chúng tôi phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để khắc phục những điều đó”, ông này nói.
Trước đó, sau khi chính quyền lâm thời ở Kiev được lập ra, người dân các khu vực Ukraine (bao gồm cả bán đảo Crimea) lo sợ trước làn sóng bài trừ từ giới chức trung ương. Vì lẽ đó, với lý do bảo vệ những người dân Nga, Tổng thống Putin đã hạ lệnh điều quân tới Crimea trên danh nghĩa là những lực lượng vũ trang lạ mặt không đeo phù hiệu.
Tiếp sau đó, các đơn vị quân sự hay những chiến hạm của Ukraine đóng ở khu Crimea và thành phố cảng Sevastopol nhanh chóng nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng lạ mặt này. Cộng đồng quốc tế nhận định, Nga đã dễ dàng chiếm lấy được Crimea mà chưa phải nổ bất cứ phát súng nào.
Trong một bản báo cáo, Quyền Bộ trưởng Ukraine Igor Tenyukh đã thú nhận nhiều mặt yếu kém về thể chất và tinh thần của các cấp dưới. Cụ thể, chỉ 6.000 trên 41.000 binh sĩ nước này “sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu” trong tình huống khẩn cấp. Dưới 20% đội xe bọc thép đạt tiêu chuẩn, hơn 70% xe tăng và các mẫu xe chiến đấu đều lỗi thời.