Mối tình sét đánh của cô gái tị nạn và anh lính biên giới Macedonia

Trong số hàng nghìn người tị nạn nuôi hy vọng vượt qua biên giới ngày hôm đó có Noora Arkavazi, một phụ nữ trẻ tới từ Iraq cùng gia đình.

Trong số hàng nghìn người tị nạn nuôi hy vọng vượt qua biên giới ngày hôm đó có Noora Arkavazi, một phụ nữ trẻ tới từ Iraq cùng gia đình.
Moi tinh set danh cua co gai ti nan va anh linh bien gioi Macedonia
Noora Arkavazi đã đồng ý trở thành vợ của Bobi Dodevski sau 10 lần được nghe lời cầu hôn. (Nguồn: AFP) 
Cô Arkavazi, 20 tuổi đã rời quê hương ở Diyala, một tỉnh miền đông Iraq chìm trong cảnh bạo lực triền miên vào đầu năm 2016. Cùng với cha mẹ, anh trai và em gái, cô đã men theo một con đường mòn hướng về phía tây, từ Iraq sang Thổ Nhĩ Kỳ, đi thuyền tới đảo Lesbos ở Hy Lạp, rồi cuối cùng đặt chân đến Macedonia.
Ở đó, trong khi chờ đợi để được đi qua biên giới tới Serbia, cô đã gặp anh Dodevski. Anh đã nhìn thấy một điều gì đó đặc biệt trong đôi mắt cô. "Đó là định mệnh," anh chia sẻ với BBC. "Giống như ai đó đã lấy đi lý trí của bạn vậy!"
Khi họ gặp nhau, số phận của những người tị nạn ở Macedonia đang rất bấp bênh, bởi các nước vùng Balkan đã đóng cửa biên giới với người di cư.
"Tôi chỉ có một ước mơ giản đơn là sống cùng gia đình ở Đức," cô Arkavazi nói với hãng tin AFP.
Cô Arkavazi nói được 6 thứ tiếng, và khi bị ốm trong lúc đang chờ ở biên giới, cô đã được đưa tới chỗ anh Dodevski vì anh biết nói tiếng Anh.
Chia sẻ với kênh Newsday của hãng tin BBC, cô cho biết: "Lần đầu tiên đi qua biên giới, tôi bị sốt rất cao và đã quỵ ngã nhiều lần. Bobi ngay lập tức gửi người của Hội chữ thập Đỏ để giúp tôi."
Mặc dù đã cố tỏ ra chuyên nghiệp, nhưng dấu hiệu tình yêu giữa hai người đã không qua mắt được một đồng nghiệp nữ của anh Dodevski.
Cô Arkavazi kể rằng đồng nghiệp của anh Dodevski đã tỏ thái độ phật lòng vì anh không tập trung và nói với anh rằng: "Tôi nghĩ anh đã yêu và ai đó đã lấy mất lý trí của anh ở biên giới mất rồi!"
"Sau đó tôi nói chuyện với anh ấy, và tôi cảm thấy như có điều gì đó thôi thúc. Tôi muốn nói chuyện với anh ấy nhiều hơn."
Anh Dodevski thẳng thắn chia sẻ: "Tôi đã thấy rất nhiều, rất nhiều cô gái - có lẽ là xinh đẹp hơn Noora. Nhưng tôi thấy có điều gì đó đặc biệt trong đôi mắt cô ấy, và tôi nghĩ rằng: 'Đúng thế rồi. Mình phải lấy Noora làm vợ!"
Moi tinh set danh cua co gai ti nan va anh linh bien gioi Macedonia-Hinh-2
Người tị nạn đến Macedonia. (Nguồn: AFP) 
Sau khi khỏi ốm, Noora bắt đầu giúp đỡ các nhân viên Chữ thập Đỏ ở địa phương.
Những người tị nạn ở trại Tabanovce chỉ có thể ngồi chờ tin tức về tình hình của họ, và vì thế hai người có rất nhiều thời gian bên lề để âm thầm tìm hiểu về nhau.
Anh Bobi còn đưa cô Noora và mẹ cô ra chợ mua quần áo và thực phẩm. Noora rất ấn tượng với việc anh có thể chơi đùa thoải mái với lũ trẻ con những người tị nạn, khác với những đồng nghiệp khác lúc nào cũng nghiêm túc của anh.
Một ngày tháng Tư nọ, hai người họ cùng ăn tối ở một nhà hàng. Anh Bobi tỏ ra rất hồi hộp - tay anh run lên và anh uống rất nhiều nước.
"Tôi nghĩ anh ấy đang đùa, nhưng anh ấy lặp đi lặp lại tới 10 lần rằng, 'em có đồng ý lấy anh không?'."
Cuối cùng, cảm động trước tình yêu của anh Bobi, cô Noora đã đồng ý trở thành bà Dodevski.
Cặp đôi đã kết hôn tại thị trấn Kumanovo miền bắc Macedonia. Chú rể là người theo đạo chính thống, còn cô dâu đến từ một gia đình Hồi giáo người Kurd. Cùng dự tiệc cưới với họ có 120 vị khách theo nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có cả những đồng nghiệp Chữ thập đỏ của cô dâu.
Khi được hỏi về lễ đính hôn nhanh chóng này, Noora cho biết đó là tình yêu sét đánh. "Đó là những gì đã xảy ra giữa tôi và Bobi."
Mặc dù gia đình đã thuận lợi tới Đức, Noora đã quyết định ở lại Macedonia cùng chồng và ba đứa con. Cả gia đình họ hiện đang sống cùng nhau ở Kumanovo. Và họ sẽ sớm đón chào thành viên thứ sáu.
"Tôi đã mang thai được bốn tháng!" - Noora hạnh phúc chia sẻ.

Thổ Nhĩ Kỳ dọa trục xuất 2,5 triệu người tị nạn

(Kiến Thức) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mới đưa ra cảnh báo sẽ trục xuất 2,5 triệu người tị nạn về châu Âu.

Trong một thông báo mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra cảnh báo trục xuất 2,5 triệu người tị nạn đến châu Âu nếu như những nỗ lực của quốc gia này không được hỗ trợ. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ dọa trục xuất 2,5 triệu người Syria đang sống tị nạn tại khu vực biên giới nước này đồng thời cho biết sẽ sử dụng xe bus để chuyển người tị nạn Syria tới các khu vực biên giới của Liên minh châu Âu (EU).

Cảnh ngộ dân tị nạn bị mắc kẹt ở Morocco

(Kiến Thức) - Những người dân tị nạn - chủ yếu tới từ các nước vùng tiểu sa mạc Sahara - bị mắc kẹt trong trại tị nạn Bolingo luôn tìm cơ hội chạy sang Châu Âu.

Canh ngo dan ti nan bi mac ket o Morocco
Ở khu trại Bolingo ở Morocco nằm giữa một ngọn núi và rừng cây oliu, hàng trăm dân tị nạn tới từ vùng tiểu sa mạc Sahara ở châu Phi đều nuôi hy vọng vượt biên sang châu Âu để bắt đầu cuộc sống mới. Ảnh: Một nhóm đàn ông mang theo đồ ăn đi về phía cổng trại tị nạn Bolingo.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.