Mối tình của nữ tướng giả trai và đội quân kỳ lạ nhất sử Việt

Bà Nguyễn Thị Bành là vợ của tướng quân Nguyễn Chích trong kháng chiến chống quân Minh. Vợ chồng bà từng huấn luyện đội quân bồ câu nổi tiếng, lập nhiều chiến công.

Trong lịch sử Việt Nam, nhiều nữ tướng dũng mãnh trên sa trường nhưng đóng giả thành nam nhi để ra trận thì chỉ có bà Nguyễn Thị Bành. Đây là nữ tướng nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vợ của Nguyễn Chích - khai quốc công thần hàng đầu của nhà Hậu Lê.
Giả trai tòng quân đánh giặc
Theo Việt Nam sử lược, Nguyễn Chích (1382-1448) quê ở thôn Vạn Lộc, huyện Đông Sơn, châu Ái (Đông Sơn, Thanh Hóa ngày nay).
Văn bia quốc triều tả mệnh công thần cho biết ông mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, tính hiền lành, trung thực, ít nói, có chí lớn. Năm 25 tuổi, ông dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược ở Hoàng Nghiêu (Thanh Hóa).
Trong số các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh thời kỳ này, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Chích lãnh đạo có quy mô lớn. Dựa vào địa hình hiểm trở, gồm những vách núi dựng đứng, Nguyễn Chích đã nhiều lần đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Minh.
Để củng cố sức mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa, Nguyễn Chích tăng cường tuyển chọn quân sĩ. Trong một lần như thế, ông đã gặp nữ tướng Nguyễn Thị Bành.
Tranh minh hoạ nữ tướng Nguyễn Thị Bành đã giả trai, quyết ra trận đánh giặc Minh xâm lược.
 Tranh minh hoạ nữ tướng Nguyễn Thị Bành đã giả trai, quyết ra trận đánh giặc Minh xâm lược. 

Một hôm, ông ở trong doanh trại thì nghe nghĩa binh báo có chàng trai trẻ tuổi xin gặp chủ tướng. Khi đối mặt, Nguyễn Chích thấy dáng người này nhỏ nhắn, thư sinh “trói gà không chặt”. Ông cất tiếng hỏi: "Anh có tài năng gì, vì sao lại tìm đến đây?".

Tráng sĩ đáp bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng cương quyết: “Tôi học võ từ nhỏ, nay vì căm thù giặc nên đến xin đầu quân”. Nguyễn Chích liền nói: “Anh hãy trổ tài cho ta xem”.

Ông mời người lạ mặt ra ngoài tỉ thí võ với một bộ tướng của mình. Trong chốc lát, “tráng sĩ”đánh ngã bộ hạ của Nguyễn Chích. Sau đó, lần lượt những tướng khác bị hạ, cả doanh trại đều kinh ngạc, khâm phục. Nguyễn Chích vui mừng, thu nhận nhân tài vào đội quân của mình.

Qua chứng kiến sinh hoạt hàng ngày, ông để ý tráng sĩ kia có cử chỉ và thói quen sinh hoạt khác hẳn với mọi người. Dáng vẻ thùy mị, khuôn mặt, làn da, vóc dáng, đi đứng, bàn tay… giống như con gái.

Nguyễn Chích cho tổ chức một cuộc thi đấu vật, ai cũng phải tham dự. Bị đưa vào thế bí, “tráng sĩ” lúc đầu tìm cách từ chối khéo. Trước mệnh lệnh, sự thúc ép của binh tướng, người này buộc phải thú nhận với Nguyễn Chích rằng mình là gái giả trai, tên thật Nguyễn Thị Bành.

Sát cánh bên chồng trong mọi hoàn cảnh

Phát hiện nữ tướng Nguyễn Thị Bành gạt mình, nhưng mến mộ tài năng và ý chí của nàng, Nguyễn Chích vẫn giữ lại. Tình yêu nảy nở, ông cưới bà làm vợ và phong làm phó tướng.

Từ nhỏ, Nguyễn Chích đã được bố truyền nghề nên ông có biệt tài nuôi chim bồ câu rất giỏi. Nguyễn Thị Bành cũng trở thành trợ thủ đắc lực cho chồng huấn luyện đội quân chim bồ câu. Đây cũng được xem là đội quân kỳ lạ trong lịch sử.

Khi Trương Phụ đem đại quân bao vây, quyết san bằng căn cứ Hoàng Nghiêu, bà Nguyễn Thị Bành cùng chồng chỉ huy binh sĩ đánh tan quân địch. Trong trận ấy, nữ tướng cùng chồng chỉ huy một cánh quân tiến đánh trại quân Minh, diệt nhiều quân địch.

Có lần, tướng Minh là Lương Nhữ Hốt cho quân bao vây nghĩa quân Hoàng Nghiêu trên núi dài ngày, cắt con đường viện binh, ép Nguyễn Chích phải đầu hàng.

Nhận được tin chồng đang bị bao vây, phó tướng Nguyễn Thị Bành đang ở quê nhà, liền đến các làng xã tập hợp khoảng 60 trai tráng, mang nhiều cờ cùng gươm dao, đến đêm thì tiến vào căn cứ, vừa đi vừa dẫm chân rầm rập.

Dưới ánh sao đêm, quân Minh quan sát thấy đội quân cờ xí rợp trời, bước đi dồn dập rung chuyển mặt đất, tưởng như có đại quân. Lương Nhữ Hốt hoảng sợ, nghĩ rằng có cánh quân khởi nghĩa khác, phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào nên vội vàng bỏ chạy tán loạn.

Sau này, khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, vợ chồng Nguyễn Chích đã mang đội quân bồ câu theo để truyền tin. Nhiều lần nghĩa quân Lam Sơn bị vây khốn. “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần / Lúc Khôi Huyện quân không còn một đội”, thức ăn cạn kiệt thì cũng chính đội quân bồ câu của vợ chồng Nguyễn Chích đã mang thư truyền tin để ứng cứu lẫn nhau.

Sau những chiến công đó, Lê Lợi khen ngợi vợ chồng Nguyễn Chích, tự thân trao thóc tẩm mật cho nữ tướng Nguyễn Thị Bành để cho bồ câu ăn, ghi nhận công lao.

Trong suốt cuộc đời mình, bà Nguyễn Thị Bành là người vợ hết lòng vì chồng, sát cánh cùng Nguyễn Chích trong mọi hoàn cảnh. Sau khi nhà Lê thành lập, có những lúc Nguyễn Chích gặp bất lợi trên quan trường, bị phế truất, bà động viên, an ủi, sát cánh cùng chồng vượt qua khó khăn.

Vì sao Tào Tháo điên cuồng si mê các nữ tù binh?

(Kiến Thức) - Là một trí dũng kiệt xuất trong thời loạn Tam Quốc, mê giang sơn hơn say đắm mỹ nhân, nhưng không vì thế mà cuộc đời Tào Tháo thiếu vắng mỹ nhân.

Vi sao Tao Thao dien cuong si me cac nu tu binh?
  Là một trí dũng kiệt xuất trong thời loạn Tam Quốc, Tào Tháo là người mê giang sơn thiên hạ hơn cả say đắm mỹ nhân, nhưng không vì thế mà cuộc đời Tào Tháo thiếu vắng mỹ nhân. Nhưng có điều thú vị, Tào Tháo rất có hứng thú đối với các nữ tù binh xinh đẹp của những đối thủ bại trận dưới tay mình. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.

Uẩn khúc muôn đời không giải về cái chết của Quan Vũ

(Kiến Thức) - Có lẽ lần xuất binh kỳ lạ dẫn đến cái chết trận của Quan Vũ chính là bí mật thiên cổ lớn nhất của Thục quốc khiến hậu nhân khó lý giải được.

Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu
 Lưu Bị đã dựa vào sự trợ giúp của những người huynh đệ tốt là các danh tướng lừng lẫy như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long, Mã Siêu... và nhờ vào “nhân nghĩa vang danh bốn bể” để thu nạp nhân tâm và có được sự trợ giúp của các bậc kỳ tài lịch sử như Gia Cát Lượng, Chiêu Thống, Pháp Chính để lập nên Thục quốc thời Tam Quốc. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-2
Việc Lưu Bị thành lập nước Thục là một đòn đả kích quá lớn đối với Tào Tháo. Lưu Bị và Tào Tháo cả đời không biết đã giao tranh bao nhiêu lần nhưng có lẽ đây chính là thắng lợi lớn nhất của Lưu Bị trước Tào Tháo. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet. 
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-3
Nhưng có một chuyện khiến hậu thế không thể lý giải nổi đó là quyết định của Lưu Bị trong việc điều động Quan Vân Trường danh tướng đang trấn giữ 5 quận ở Kinh Châu, một mình đường xa Bắc phạt quân Tào.Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-4
 Kết quả danh tướng Quan Vũ - người đã có hơn 10 năm trấn thủ Kinh Châu đã mất gần 3 tháng giao chiến với Vu Cấm, Tào Nhân, Từ Hoảng. Tuy đánh bại được Vu Cấm, nhưng bị Tào Nhân đánh đến tận chân thành Tương Dương, binh sĩ mệt mỏi không còn cách nào phá thành sau này giao chiến với Từ Hoàng và bị đánh bại. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-5
 Cuối cùng 5 quận của Kinh Châu “vườn không nhà trống” đã bị Lỗ Mông của Đông Ngô đoạt mất. Đứng giữa hai làn tấn công của quân Tào và đại tướng của Đông Ngô, Quan Vũ và nghĩa tử của mình đã không thể chống đỡ nổi và anh dũng hi sinh một cách vô cùng đáng tiếc. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-6
 Từ khi Quan Vũ xuất binh đến khi chết trận, thời gian giao chiến tổng cộng hơn 4 tháng. Binh lính của Quan tướng quân đều đã kiệt sức, nhưng ngạc nhiên hơn không hề có bất kỳ sự chi viện nào từ Thục quốc. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-7
 Vì sao Lưu Bị và Gia Cát Lượng lại quyết định lấy quân đội Kinh Tương một vị trí vô cùng trọng yếu làm chủ lực tấn công và không hề có bất kỳ một cánh quân nào khác của nước Thục phối hợp, tiếp ứng. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-8
 Điều ngạc nhiên hơn nữa là sau khi Quan Vũ xuất binh, Lưu Bị cũng không hề cử bất cứ một danh tướng nào đến thay Quan Vũ trấn giữ 5 quận ở Kinh Châu đang bỏ trống. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-9
Khi Lưu Bị được ngồi vào vị trí cao nhất của nhà Hán, ông hoàn toàn có thừa khả năng và thực lực cử những danh tướng đương thời như Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung… dẫn quân đi chi viện cho Quan Vũ. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-10
Quân đội của Quan Vũ hành quân đường xa mệt mỏi, giao chiến kéo dài, lại không có thêm chi viện tiếp sức đương nhiên không thể chống lại được cả đội quân của Tào Tháo và Đông Ngô. Vì thế việc Quan Vũ bị đánh bại và chết trận là điều hoàn toàn có thể dễ hiểu. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet. 
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-11
 Trong “Tam quốc chí” và “Tam quốc diễn nghĩa” đều không giải thích vì sao Quan tướng quân một mình Bắc phạt mà chỉ nói đó là sự sắp xếp của Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Nếu đúng đây là sự sắp xếp của Lưu Bị và Gia Cát Lượng thì có ý đồ gì? Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-12
 Bởi vì với một người từng chinh chiến Nam Bắc như Lưu Bị và một bậc quân sư mưu lược như Gia Cát Lượng lẽ nào không nhìn ra việc tiến hành một chiến dịch như vậy là quá mạo hiểm. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-13
 Điều vô cùng kỳ lạ là sau khi Lưu Bị đăng cơ làm hoàng thượng, Quan tướng quân đã mất hơn 3 năm nhưng Lưu Bị nhất quyết phải đánh Ngô báo thù cho Quan. Tại sao hơn 3 năm đó lẽ nào không có cơ hội hay không muốn rửa hận báo thù cho Quan Vũ mà phải đợi đến khi lên làm hoàng đế mới thực hiện? Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.
Uan khuc muon doi khong giai ve cai chet cua Quan Vu-Hinh-14
 Thời điểm Lưu Bị đánh Đông Ngô, quân sư chiến lược cao cấp Pháp Chính đã chết, danh tướng Hoàng Trung cũng không dũng mãnh như xưa. Trương Phi cũng không còn được như xưa. lại thêm việc Lưu Bị xuất binh mà không đưa theo các danh tướng Triệu Vân, Ngụy Diên, Mã Siêu... Ngay Gia Cát Lượng cũng ở lại triều đình. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Đọc nhiều nhất

Tin mới