Tỏi tươi tốt cho hệ xương khớp |
Tỏi giúp phòng ngừa tim mạch |
Tỏi tươi tốt cho hệ xương khớp |
Tỏi giúp phòng ngừa tim mạch |
Ăn tỏi sống cũng giúp chữa lành các vấn đề về dạ dày - Ảnh minh họa: Internet |
Nam giới hấp dẫn hơn: Ăn tỏi hàng ngày giúp cánh mày râu trở nên quyến rũ hơn. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nam giới nên ăn hai củ tỏi vào khoảng 12 tiếng trước buổi hẹn hò để gây ấn tượng với phái đẹp. |
Cải thiện hệ miễn dịch: Tỏi có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại vi khuẩn và cảm lạnh. Các nhà khoa học cũng xác nhận rằng chúng ta nên ăn tỏi thường xuyên để tránh bị ốm vào mùa lạnh. Đó là bởi tỏi chứa nhiều vitamin, các loại dầu có lợi và amino axit. Bên cạnh đó, tỏi có chứa allicin, một chất hữu cơ tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
|
Ổn định huyết áp: Hãy thêm tỏi vào chế độ ăn của mình nếu bạn bị huyết áp cao. Tỏi giúp giãn mạch máu và giảm áp lực lên động mạch. Các cơn đau đầu, cũng như áp lực lên tim, sẽ biến mất cùng với huyết áp cao. Để điều trị tăng huyết áp, một người nên ăn 4 nhánh tỏi mỗi ngày.
|
Cải thiện trí nhớ: Tỏi chứa các thành phần giúp làm chậm quá trình lão hóa của não bộ. Đối với người lớn tuổi, việc ăn tỏi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, trong khi người trẻ có thể cải thiện trí nhớ và tăng tính sáng tạo của não bộ.
|
Tăng sức bền: Tỏi khiến tim và các cơ hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bạn chơi thể thao, việc ăn tỏi sẽ giúp cải thiện kết quả đạt được. Thêm vào đó, tỏi cũng có lợi cho những người không chơi thể thao vì nó giúp giảm mệt mỏi, tăng hiệu suất làm việc.
|
Cải thiện da và tóc: Đối với tóc, tỏi thúc đẩy tóc mọc nhanh hơn, khiến cho mái tóc dày và dài hơn. Tỏi thậm chí còn có thể điều trị chứng rụng tóc cục bộ. Ăn tỏi cũng rất tốt với làn da. Ăn hai nhánh tỏi mỗi ngày là đủ để thúc đẩy sự sản sinh collagen và elastin. Các thành phần trong tỏi giúp ngăn các tia tử ngoại làm khô da.
|
Giảm đau răng: Nhờ các thành phần kháng khuẩn và chống nấm, tỏi có lợi cho khoang miệng. Nó giúp tiêu diệt các vi khuẩn và điều trị viêm lợi. Thêm vào đó, tỏi giúp giảm nguy cơ sâu răng. |
Giúp cơ thể thon gọn: Ăn tỏi ngăn chặn quá trình tăng cân khi chế độ ăn của bạn mất cân bằng. Nó đốt cháy lượng calo thừa mà cơ thể hấp thụ. Điều này chỉ xảy ra nếu bạn ăn đủ tỏi. Ảnh: BS. |
Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Nguồn: VTC.
Ảnh minh họa: Internet |
Tỏi đen là một loại thuốc quý được ứng dụng rộng rãi. Ăn tỏi đen hằng ngày có tác dụng:
Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
Tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh, hiện nay đã biết trên 80 bệnh lý khác nhau có nguyên nhân liên quan đến gốc tự do. Có thể nói, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt.
Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, do đó được dùng trong trường hợp viêm gan, xơ gan, hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.
Tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, do đó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.
Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL - Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
Các bác sỹ khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều tỏi đen. Ảnh minh họa: Internet |
Vì sao có những người không nên ăn tỏi đen?
Theo đông y thì tỏi có vị cay, tính ôn, giúp thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn, chữa khí hư, đầy bụng, đờm ho… tuy nhiên ăn nhiều tỏi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn tỏi đen nhiều sẽ gây kích ứng hoặc làm tổn thương hệ tiêu hóa khiến các bộ phận tiêu hóa gặp nhiều vấn đề. Cũng có những cơ địa do không ăn được được tỏi nên hệ tiêu hóa dễ gây ra các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, khó chịu. Nếu ăn phải tỏi bị lên mầm, để lâu sẽ không tốt cho sức khỏe thậm chí bị ngộ độc khi ăn. Người dùng có thể cảm thấy khó chịu trong dạ dày thậm chí ngộ độc tỏi dẫn đến tử vong.
Ăn nhiều tỏi sẽ làm gan làm việc nhiều hơn, căng thẳng hơn làm ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khá. Do đó để tránh gặp những tình trạng trên thì có những người không nên ăn tỏi đen.
Những người không nên ăn tỏi đen
Người bị bệnh về gan: vì một số thành phần của tỏi đen khi vào đến dạ dày và ruột thì gây kích thích mạnh, ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi đó gan sẽ phải làm việc căng thẳng hơn bình thường. Người bị bệnh về gan là một trong những người không nên ăn tỏi đen đầu tiên. Người bệnh sẽ rất dễ bị buồn nôn và mệt mỏi. Tỏi có chứa các thành phần dễ bay hơi sẽ làm giảm lượng hemoglobin dẫn đến thiếu máu và gây nhiều bất lợi cho việc điều trị bệnh gan. Ngoài ra khi cơ thể thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược rất dễ mắc nhiều chứng bệnh khác.
Người bị bệnh về mắt: theo Đông y thì ăn nhiều tỏi đen trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến mắt và gan làm suy giảm thị lực. Do đó những người mắc bệnh về mắt, thiếu máu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ thì không nên ăn quá nhiều tỏi.
Người bị bệnh về gan là một trong những người không nên ăn tỏi đen đầu tiên. Người bệnh sẽ rất dễ bị buồn nôn và mệt mỏi. Tỏi có chứa các thành phần dễ bay hơi sẽ làm giảm lượng hemoglobin dẫn đến thiếu máu và gây nhiều bất lợi cho việc điều trị bệnh gan. Ngoài ra khi cơ thể thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược rất dễ mắc nhiều chứng bệnh khác. Ảnh minh họa: Internet. |