Mỗi năm Mỹ sản xuất được bao nhiêu tên lửa Patriot?

Mỗi năm Mỹ sản xuất được bao nhiêu tên lửa Patriot?

Lực lượng phòng không Ukraine chỉ trong vòng 2 phút, đã tiêu thụ hết số tên lửa Patriot tương đương với 6% sản lượng tên lửa mà Mỹ sản xuất trong một năm.

Cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào rạng sáng ngày 16 tháng 5 vào thủ đô Kiev của Ukraine, đã mở ra chủ đề thảo luận sôi nổi. Theo tuyên bố của Ukraine, của họ đã phóng 30  tên lửa đánh chặn MIM-104 Patriot. Ảnh: BI.
Cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào rạng sáng ngày 16 tháng 5 vào thủ đô Kiev của Ukraine, đã mở ra chủ đề thảo luận sôi nổi. Theo tuyên bố của Ukraine, của họ đã phóng 30 tên lửa đánh chặn MIM-104 Patriot. Ảnh: BI.
Nếu Ukraine đã tiêu tốn ít nhất 120 triệu USD để phóng đi 30 tên lửa đánh chặn Patriot, thì một câu hỏi được đặt ra là trong 2 phút, phòng không Ukraine đã tiêu thụ bao nhiêu phần trăm số đạn tên lửa Patriot, được sản xuất trong một năm. Ảnh: Military.
Nếu Ukraine đã tiêu tốn ít nhất 120 triệu USD để phóng đi 30 tên lửa đánh chặn Patriot, thì một câu hỏi được đặt ra là trong 2 phút, phòng không Ukraine đã tiêu thụ bao nhiêu phần trăm số đạn tên lửa Patriot, được sản xuất trong một năm. Ảnh: Military.
Theo số liệu chính thức của Lockheed Martin công bố vào năm 2022, công ty này hàng năm sản xuất khoảng 500 tên lửa PAC-3. Tức là phòng không Ukraine đã bắn 6% sản lượng tên lửa Patriot, mà Lockheed sản xuất hàng năm trong vòng chỉ hai phút (120 giây), trước khi hệ thống bị “hư hại”. Ảnh: Military.
Theo số liệu chính thức của Lockheed Martin công bố vào năm 2022, công ty này hàng năm sản xuất khoảng 500 tên lửa PAC-3. Tức là phòng không Ukraine đã bắn 6% sản lượng tên lửa Patriot, mà Lockheed sản xuất hàng năm trong vòng chỉ hai phút (120 giây), trước khi hệ thống bị “hư hại”. Ảnh: Military.
Công ty Lockheed Martin chỉ đạt sản lượng đầy đủ của phiên bản tên lửa PAC-3 MSE từ năm 2018; mặc dù việc sản xuất tên lửa này bắt đầu từ ít nhất là năm 2014. Năm 2019, Lầu Năm Góc quyết định giao cho Lockheed Martin tăng cường sản xuất 500 tên lửa PC-3 MSE mỗi năm. Ảnh: LockheedMartin.
Công ty Lockheed Martin chỉ đạt sản lượng đầy đủ của phiên bản tên lửa PAC-3 MSE từ năm 2018; mặc dù việc sản xuất tên lửa này bắt đầu từ ít nhất là năm 2014. Năm 2019, Lầu Năm Góc quyết định giao cho Lockheed Martin tăng cường sản xuất 500 tên lửa PC-3 MSE mỗi năm. Ảnh: LockheedMartin.
Các chuyên gia cho biết, nguyên tắc đánh chặn của tên lửa Patriot hơi khác so với tên lửa Iron Dome của Israel. Để đánh chặn và tiêu diệt một vật thể bay của đối phương, hệ thống Patriot thường phóng hai tên lửa đánh chặn cùng một lúc. Ảnh: Military.
Các chuyên gia cho biết, nguyên tắc đánh chặn của tên lửa Patriot hơi khác so với tên lửa Iron Dome của Israel. Để đánh chặn và tiêu diệt một vật thể bay của đối phương, hệ thống Patriot thường phóng hai tên lửa đánh chặn cùng một lúc. Ảnh: Military.
Cũng không giống như Iron Dome, tên lửa đánh chặn Patriot hoạt động theo nguyên lý “va chạm trực tiếp” giữa đầu đạn tên lửa với vật thể bay. Đây là cách đánh chặn khó khăn hơn nhiều so với Iron Dome, khi loại tên lửa của Israel sẽ tự kích nổ, khi vào vùng sát thương với vật thể bay của đối phương. Ảnh: Military.
Cũng không giống như Iron Dome, tên lửa đánh chặn Patriot hoạt động theo nguyên lý “va chạm trực tiếp” giữa đầu đạn tên lửa với vật thể bay. Đây là cách đánh chặn khó khăn hơn nhiều so với Iron Dome, khi loại tên lửa của Israel sẽ tự kích nổ, khi vào vùng sát thương với vật thể bay của đối phương. Ảnh: Military.
Có lẽ phương pháp tiêu diệt mục tiêu bằng động năng là một trong những lý do khiến tên lửa Patriot không thành công. Qua trận chiến đấu phòng không vào ngày 16/5 ở Kiev cho thấy, có 30 tên lửa được phóng đi để đánh chặn ít nhất 15 mục tiêu trên không. Ảnh: LockheedMartin.
Có lẽ phương pháp tiêu diệt mục tiêu bằng động năng là một trong những lý do khiến tên lửa Patriot không thành công. Qua trận chiến đấu phòng không vào ngày 16/5 ở Kiev cho thấy, có 30 tên lửa được phóng đi để đánh chặn ít nhất 15 mục tiêu trên không. Ảnh: LockheedMartin.
Ngoài đoạn video về cuộc tấn công, ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, bằng chứng về cuộc không kích dữ dội sau đó (khi hệ thống Patriot đã ngừng phóng đạn), chứng tỏ hệ thống Patriot đã bị tấn công bởi nhiều tên lửa khác nhau của Nga. Ảnh: UA.
Ngoài đoạn video về cuộc tấn công, ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, bằng chứng về cuộc không kích dữ dội sau đó (khi hệ thống Patriot đã ngừng phóng đạn), chứng tỏ hệ thống Patriot đã bị tấn công bởi nhiều tên lửa khác nhau của Nga. Ảnh: UA.
Chính việc tiêu diệt mục tiêu bằng động năng (truy đuổi và tiêu diệt) của tên lửa đánh chặn, đã gây ra nghi ngờ sâu sắc về khả năng kỹ chiến thuật của tên lửa PAC-3 SME, trong việc đánh chặn tên lửa siêu thanh. Ảnh: Military.
Chính việc tiêu diệt mục tiêu bằng động năng (truy đuổi và tiêu diệt) của tên lửa đánh chặn, đã gây ra nghi ngờ sâu sắc về khả năng kỹ chiến thuật của tên lửa PAC-3 SME, trong việc đánh chặn tên lửa siêu thanh. Ảnh: Military.
Nhưng nếu tuyên bố của Kiev cho rằng, họ đã bắn hạ 6 tên lửa Kinzhal, mà được xác nhận (cho đến nay không có bằng chứng về điều này), thì điều đó đặt ra nghi ngờ về tuyên bố của Nga về Kinzhal, liệu có phải là một tên lửa siêu thanh? Ảnh: BI..
Nhưng nếu tuyên bố của Kiev cho rằng, họ đã bắn hạ 6 tên lửa Kinzhal, mà được xác nhận (cho đến nay không có bằng chứng về điều này), thì điều đó đặt ra nghi ngờ về tuyên bố của Nga về Kinzhal, liệu có phải là một tên lửa siêu thanh? Ảnh: BI..
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, chúng ta đã chứng kiến các loại vũ khí của phương Tây viện trợ cho Ukraine đã phải hoạt động “hết công suất”, như các loại pháo như M109 của Mỹ, Caesar của Pháp, PzH 2000 của Đức… Và các hệ thống phòng không cũng không là ngoại lệ. Ảnh: Military.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, chúng ta đã chứng kiến các loại vũ khí của phương Tây viện trợ cho Ukraine đã phải hoạt động “hết công suất”, như các loại pháo như M109 của Mỹ, Caesar của Pháp, PzH 2000 của Đức… Và các hệ thống phòng không cũng không là ngoại lệ. Ảnh: Military.
Rạng sáng ngày 16/5 cũng chứng kiến ngày “làm việc quá tải” của hệ thống phòng không Patriot. Điều này dẫn chúng ta đến một số câu hỏi, thứ nhất có phải Quân đội Ukraine đã bố trí trận địa tên lửa Patriot bảo vệ Kiev; thứ hai, liệu có hệ thống phòng không nào khác trong khu vực (như NASAMS hay IRIS-T) cùng “chia sẻ” hỏa lực đánh chặn với Patriot? Ảnh: BI.
Rạng sáng ngày 16/5 cũng chứng kiến ngày “làm việc quá tải” của hệ thống phòng không Patriot. Điều này dẫn chúng ta đến một số câu hỏi, thứ nhất có phải Quân đội Ukraine đã bố trí trận địa tên lửa Patriot bảo vệ Kiev; thứ hai, liệu có hệ thống phòng không nào khác trong khu vực (như NASAMS hay IRIS-T) cùng “chia sẻ” hỏa lực đánh chặn với Patriot? Ảnh: BI.
Nếu Kiev chỉ dựa vào một hệ thống phòng không Patriot và các hệ thống phòng không khác (nếu có trong khu vực), không tham gia yểm trợ cho Patriot chiến đấu phòng không; thì đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng, không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với năng lực sản xuất của Mỹ. Ảnh: Force.
Nếu Kiev chỉ dựa vào một hệ thống phòng không Patriot và các hệ thống phòng không khác (nếu có trong khu vực), không tham gia yểm trợ cho Patriot chiến đấu phòng không; thì đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng, không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với năng lực sản xuất của Mỹ. Ảnh: Force.
Theo biên chế chiến đấu tiêu chuẩn của một tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot (phương Tây gọi là một hệ thống) bao gồm 8 bệ phóng; mỗi bệ có thể mang 4 tên lửa đánh chặn. Tức là một tiểu đoàn có thể phóng hết một cơ số đạn trong một loạt là 32 tên lửa. Ảnh: Military.
Theo biên chế chiến đấu tiêu chuẩn của một tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot (phương Tây gọi là một hệ thống) bao gồm 8 bệ phóng; mỗi bệ có thể mang 4 tên lửa đánh chặn. Tức là một tiểu đoàn có thể phóng hết một cơ số đạn trong một loạt là 32 tên lửa. Ảnh: Military.
Hiện trên thế giới có hàng chục quốc gia sử dụng hệ thống phòng không Patriot, trong đó Mỹ chiếm nhiều nhất. Tuy nhiên tất cả các quốc gia (kể cả Mỹ, nhưng không tính Ukraine), hàng năm chỉ sử dụng hết không quá 100 đạn tên lửa; chủ yếu cho nhiệm vụ diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Military.
Hiện trên thế giới có hàng chục quốc gia sử dụng hệ thống phòng không Patriot, trong đó Mỹ chiếm nhiều nhất. Tuy nhiên tất cả các quốc gia (kể cả Mỹ, nhưng không tính Ukraine), hàng năm chỉ sử dụng hết không quá 100 đạn tên lửa; chủ yếu cho nhiệm vụ diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Military.
24 giờ sau khi phòng không Ukraine phóng 30 tên lửa Patriot, Lầu Năm Góc chính thức tuyên bố rằng, mặc dù số lượng lớn tên lửa được phòng không Ukraine sử dụng, nhưng vẫn có đủ nguồn cung cấp chúng cho các khách hàng trên khắp thế giới. Ảnh: BI.
24 giờ sau khi phòng không Ukraine phóng 30 tên lửa Patriot, Lầu Năm Góc chính thức tuyên bố rằng, mặc dù số lượng lớn tên lửa được phòng không Ukraine sử dụng, nhưng vẫn có đủ nguồn cung cấp chúng cho các khách hàng trên khắp thế giới. Ảnh: BI.
Mặc dù hiện nay, nhà sản xuất Lockheed Martin sản xuất số lượng đạn tên lửa Patriot PAC-3 rất hạn chế; nhưng theo các nguồn thông tin, hiện Mỹ có tới 1.106 bệ phóng và có một kho dự trữ lớn đạn tên lửa loại này. Ảnh: Military.
Mặc dù hiện nay, nhà sản xuất Lockheed Martin sản xuất số lượng đạn tên lửa Patriot PAC-3 rất hạn chế; nhưng theo các nguồn thông tin, hiện Mỹ có tới 1.106 bệ phóng và có một kho dự trữ lớn đạn tên lửa loại này. Ảnh: Military.
Theo các báo cáo của Lockheed Martin, ít nhất đã có 10.000 tên lửa Patriot đã được Mỹ sản xuất kể từ năm 1980. Nhưng hiện không có thông tin gì về số lượng tên lửa có thể sử dụng, trong số 10.000 tên lửa này. Ảnh: Military.
Theo các báo cáo của Lockheed Martin, ít nhất đã có 10.000 tên lửa Patriot đã được Mỹ sản xuất kể từ năm 1980. Nhưng hiện không có thông tin gì về số lượng tên lửa có thể sử dụng, trong số 10.000 tên lửa này. Ảnh: Military.
Một loạt phóng của phòng không Ukraine đã tiêu thụ 6% lượng đạn tên lửa sản xuất một năm, đây là một con số khá lớn. Nhưng đó chưa phải là tất cả, vì với khả năng tấn công đường không của Nga, Ukraine sẽ phải bố trí từ 2 đến 4 tiểu đoàn Patriot mới đủ khả năng bảo vệ không phận thủ đô Kiev. Ảnh: @Velina.
Một loạt phóng của phòng không Ukraine đã tiêu thụ 6% lượng đạn tên lửa sản xuất một năm, đây là một con số khá lớn. Nhưng đó chưa phải là tất cả, vì với khả năng tấn công đường không của Nga, Ukraine sẽ phải bố trí từ 2 đến 4 tiểu đoàn Patriot mới đủ khả năng bảo vệ không phận thủ đô Kiev. Ảnh: @Velina.
Trận chiến đấu phòng không của Ukraine tại Thủ đô Kiev vào rạng sáng ngày 16/5, nghi có sự tham gia đánh chặn của tên lửa Patriot. Nguồn bulgarianmilitary

GALLERY MỚI NHẤT