Moderna đề xuất tiêm mũi thứ 3 để chống lại các biến thể mới

Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới.
 

Moderna đề xuất tiêm mũi thứ 3 để chống lại các biến thể mới
Moderna de xuat tiem mui thu 3 de chong lai cac bien the moi
 Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại London, Anh, ngày 25/6/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Hãng nhấn mạnh vaccine Moderna hiện vẫn duy trì tính hiệu quả ngừa COVID-19 lên tới 90% trong ít nhất 6 tháng nhưng sau 6 tháng mức độ kháng thể của vaccine sẽ yếu đi, nhất là trong việc đối phó với các biến thể mới, bao gồm biến thể Delta hiện đang lây lan nhanh.
Theo kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 của hãng Moderna, mũi bổ trợ thứ 3 sẽ giúp người tiêm có được kháng thể mạnh để chống lại các loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Vaccine Moderna ngừa COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi tháng 12/2020 và hãng cho biết sẽ sớm hoàn tất thủ tục trong tháng 8 này để được Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ.
Pfizer, hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đồng thời là đối thủ lớn hơn của Moderna đã nộp xong hồ sơ xin FDA cấp phép đầy đủ cho vaccine của họ trong tháng 7 vừa qua và theo dự kiến sẽ chính thức được FDA cấp phép đầy đủ vào tháng 9/2021.
FDA khẳng định các vaccine đang lưu hành an toàn cho nên việc cơ quan quản lý này cấp phép đầy đủ cho các loại vaccine đã được cấp phép khẩn cấp sẽ giúp cho những người còn ngần ngại chưa tiêm sẽ tin tưởng hơn và tham gia tiêm chủng trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Delta ở Mỹ đang tăng mạnh, và chủ yếu rơi vào những người chưa tiêm.
Moderna đã thu được 4,2 tỷ USD doanh thu bán vaccine trong Quý II/2021, tăng đáng kể so với một năm trước, khi đó vaccine Moderna chưa được thương mại hóa.
Trong quý 2 năm 2021, Moderna bán được 199 triệu liều vaccine, nâng tổng số liều vaccine bán được trong năm nay lên tới 302 triệu liều.
Công ty cho biết đã ký tổng cộng các hợp đồng giao vaccine tương lai trị giá 20 tỷ USD trong năm 2021 và hiện công ty đã ngừng nhận đơn hàng cho năm nay vì không đủ khả năng sản xuất nhiều hơn nữa.
Đến nay, Moderna cũng đã ký các hợp đồng bán vaccine tổng trị giá 20 tỷ USD cho năm 2022.
Hiện Israel, Thụy Sĩ và một số nước đã ký hợp đồng mua vaccine Moderna cho năm 2023 và công ty cho biết có thể cung cấp lên tới 1 tỷ liều vaccine trong năm 2021, 2 hoặc 3 tỷ liều vaccine cho năm 2022, tùy thuộc vào việc các cơ quan quản lý dược có cho phép người dân của họ tiêm mũi bổ trợ thứ 3 hay không.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/8 kêu gọi các nước tạm chưa tiêm mũi vaccine bổ trợ thứ 3 tới cuối tháng 9 để dành nguồn vaccine hiện có cho các nước nghèo đang bị đại dịch hoành hành và không có đủ vaccine. Hãng Pfizer cũng đang đề nghị FDA cho phép tiêm mũi bổ trợ thứ 3.
Theo số liệu chính thức của Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hiện khoảng 165 triệu người dân sinh sống tại Mỹ đã tiêm đủ 2 mũi (hoặc 1 mũi duy nhất của Johnson & Johnson), trong đó khoảng 64 triệu người được tiêm vaccine Moderna.

Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?

Dự kiến, 500.000 liều vaccine phòng COVID-19 Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) sẽ về tới Việt Nam vào ngày mai 20/6.

Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?

Thông tin từ Bộ Y tế, quá trình đàm phán hai bên thống nhất khi vaccine về tới Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm cho những người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người có nhu cầu đi học tập và công tác tại Trung Quốc và cư dân ở khu vực biên giới.

Bộ Y tế công bố chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất, ai được tiêm?

(Kiến Thức) - Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất Việt Nam dự kiến kéo dài đến hết tháng 4/2022 để bao phủ 70% dân số. Đối tượng tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định tiêm vaccine, ưu tiên cho tuyến đầu chống dịch và phát triển kinh tế.

Bộ Y tế công bố chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất, ai được tiêm?
Ngày 8/7, Bộ trưởng Y tế ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022. Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh, vaccine ngừa COVID-19 là giải pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vaccine qua nhiều kênh, đến nay đã có khoảng 105 triệu liều từ nhiều nguồn cung ứng được cam kết phân bổ cho Việt Nam. Trong bối cảnh số lượng lớn vaccine sẽ về trong thời gian tới, Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc với sự tham gia của nhiều lực lượng y tế, quân đội, công an và các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…

Những điều cần biết về vaccine Moderna, ai không nên tiêm?

(Kiến Thức) - Nhóm chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một số khuyến cáo về tính an toàn và hiệu quả của vaccine COVID-19 Moderna.

Những điều cần biết về vaccine Moderna, ai không nên tiêm?
Rạng sáng 10/7, hơn hai triệu liều vaccine COVID-19 Moderna do Mỹ hỗ trợ Việt Nam, về đến sân bay Nội Bài. Số vaccine này là một phần trong 80 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết hỗ trợ một số quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, thông qua chương trình Covax.
Ngay khi tiếp nhận hai triệu liều vaccine Moderna, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo chuyển khẩn cấp một triệu liều vào TP HCM.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.