“Mổ xẻ” vũ khí cực mạnh mới xuất hiện của Nga

(Kiến Thức) - Xe chiến đấu bọc thép BMPT-72, ATOM, pháo diệt tăng 2S25 Sprut-SD, “lá chắn” Arena E là những vũ khí cực mạnh mới được Nga giới thiệu tại RAE 2013.

“Mổ xẻ” vũ khí cực mạnh mới xuất hiện của Nga
Theo tờ Rossiyskaya Gazeta tại triễn lãm RAE 2013 diễn ra tại Nizhny Tagil (Nga), tuần trước các công ty quốc phòng của Nga đã trưng bày cũng như trình diễn nhiều loại vũ khí cũng như thiết bị hỗ trợ mới gây hiếu kỳ cho các chuyên gia cũng như du khách tham quam RAE năm nay.
Trong đó, đáng lưu ý là có sự xuất hiện của một số loại vũ khí mới đem lại cho quân đội trang bị sức tiến công cũng như phòng thủ mạnh mẽ.
“Kẻ hủy diệt” BMPT-72
BMPT-72 Teminator 2 (kẻ hủy diệt 2) là biến thể mới của dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng được phát triển dựa tên khung gầm cơ sở xe tăng huyền thoại T-72. Chiếc xe được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh không chỉ giúp bảo vệ nó khỏi mọi loại kẻ thù, mà còn “hộ tống” các xe tăng chiến đấu chủ lực đối phó vũ khí chống tăng cá nhân (như RPG-7) trong môi trường đô thị. Ngoài ra, nó có thể hoạt động độc lập như một phần riêng lẻ của các đơn vị cơ giới bộ binh.
Sự khác biệt chính giữa biến thể mới BMPT-72 và biến thể BMPT trước đó là việc các hệ thống điều khiển hỏa lực được cải thiện đáng kể. Bố trí ống phóng tên lửa chống tăng được bảo vệ kĩ hơn khỏi các tác động của bom mìn hay các loại vũ khí cá nhân.
Xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT-72.
 Xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT-72.
Ngoài ra, điểm đặc biệt của biến thể này là đã hạn chế số lượng kíp xe từ 5 xuống 3 người mà hiệu quả làm việc vẫn không giảm.
Trọng lượng BMPT-72 đã được giảm từ 48 tấn xuống 44 tấn, nhưng không giảm các biện pháp bảo vệ xe trước vũ khí đối phương.
“Kẻ hủy diệt 2” hứa hẹn sẽ dành được sự quan tâm của các nước đang sử dụng xe tăng T-72 cũ còn trong biên chế. Với gói nâng cấp mới này sẽ cho phép họ chuyển đổi các xe tăng cũ thành một lực lượng chiến đấu siêu hiện đại nhanh chóng và với chi phí tối thiểu có thể chấp nhận cũng như không cần phải trang bị xe mới.
Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng ATOM
Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng ATOM là một trong những thiết kế thu hút nhiều quân tâm tại RAE 2013. Một phần vì đây là sản phẩm hợp tác giữa Nga với Pháp, điều mà trước đây rất ít thấy sự phối hợp nghiên cứu giữa Nga với phương Tây.
ATOM có trọng lượng 30 tấn, được trang bị một pháo 57mm, có thể tiêu diệt các mục tiêu vào ban ngày lẫn ban đêm, xe có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu “tĩnh và động”. Phạm vi tác chiến hiệu quả của tháp pháo chính trên xe có thể lên tới gần 5.000m và có thể bắn với tốc độ 140 phát/phút.
Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng ATOM.
 Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng ATOM.
Ngoài các khả năng trên, ATOM còn có thể chở thêm được 8 lính với trang bị đầy đủ. Giáp xe có khả năng chống lại tác động của các đạn cỡ súng bộ binh khác nhau.
Theo nhà sản xuất ATOM, mức độ bảo vệ xe có thể được điều chỉnh tăng cường hay giảm đi tùy theo nhu cầu cũng như nhiệm vụ tác chiến trên những chiến trường khác nhau.
Đại bác diệt tăng tự hành 2S25 Sprut-SD
Liên Xô từng sản xuất hàng ngàn chiếc xe tăng lội nước PT-76 và được sử dụng ở khắp nới trên thế giới. Tại thời điểm đó, không nước khác trên thế giới sản xuất xe tăng lội nước. Nhưng hiện tại PT-76 đã hoàn toàn lỗi thời và mẫu pháo diệt tăng tự hành 2S25 Sprut-SD có thể được coi là ứng cử viên mới trong các dòng xe chiến đấu hạng nhẹ lội nước của Nga.
Pháo tự hành diệt tăng 2S25 khai hỏa.
Pháo tự hành diệt tăng 2S25 khai hỏa.
2S25 Sprut-SD có thể di chuyển trên mặt nước với tốc độ 8km/h và trên đường bộ là 64km/h. Mẫu xe 2S25 này được thiết kế để có thể sử dụng bởi lực lượng Không quân (lính dù) và Hải quân Nga (Hải quân đánh bộ) với tổ lái gồm 3 người.
Pháo diệt tăng 2S25 được trang bị một khẩu pháo 125mm mạnh mẽ cũng như có một lớp giáp bảo vệ hiệu quả trước sự tấn công của đối phương. Đối với các xe 2S25 Sprut-SD dành cho lính dù thì có thể dễ dàng chuyên chở bằng máy bay vận tải để đổ độ đường không bằng dù phối hợp tác chiến với lính dù.
“Lá chắn” Arena-E
Arena-E là một hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng được thiết kế đặc biệt dành cho xuất khẩu. Nga là nước đầu tiên phát triển các hệ thống bảo vệ có khả năng vô hiệu hóa các loại đạn chống tăng cũng như tên lửa chống tăng có điều khiển nhằm bảo vệ xe tăng trước các đợt tấn công của các loại vũ khí này.
Các thành phần hệ thống Arena-E lắp quanh tháp pháo.
 Các thành phần hệ thống Arena-E lắp quanh tháp pháo.
Đại diện của Văn phòng thiết kế kỹ thuật Kolomna cho biết, đây là hệ thống giáp bảo vệ chủ động tốt nhất thế giới hiện này. Nó có thể trang bị trên các dòng xe tăng T-72, T-80, T-90.
Ngoài các hệ thống vũ khí tấn công, phòng thủ, tại RAE 2013 Nga còn giới thiệu hệ thống “trị bà hỏa” đặc biệt được gọi là SPM.
SPM
SPM là xe chữa cháy bọc thép thế hệ mới của Nga có thể thực hiện được mọi nhiệm vụ nguy hiểm nhất. Được phát triển trên nền tảng xe tăng T-72 và một số thành phần trên xe tăng T-80, xe có thể hoạt động với một một tổ lái gồm 3 người hoặc có thể điều khiển từ xa như một robot mặt đất.
"Sát thủ trị bà hỏa" SPM.
 "Sát thủ trị bà hỏa" SPM.
HIện tại trên thế giới chưa có hãng sản xuất nào cho ra mắt một mẫu xe chữa cháy bền bỉ như SPM, nó có khả năng chữa cháy trong các điều kiện khắc nghiệt nhất, và với việc có thể điều khiển từ xa giúp nó có thể xử lý nhiều dạng tình huống khác. Nhu cầu robot trong chữa cháy hiện là mối quan tâm của nhiều khách hàng cho thấy sự nhạy bén của các doanh nghiệp Nga ở lĩnh vực này.
SPM được thiết kế hỗ trợ cũng như chữa cháy trong các điều kiện nguy hiểm nhất như trong các khu vực nhà kho bảo quản đạn dược nơi luôn tiềm tàng khả năng hỏa hoạn hay các khu vực nguy hiểm như các mỏ dầu các điểm khai thác khí đốt là những nơi có mức độ ô nhiễm cũng như độc hại cao có nguy cơ ảnh hưỡng đến sức khỏe con người.

Ngắm dàn xe “lạ” tại Ngày Xe tăng 2013

(Kiến Thức) - Gần đây, tại Bảo tàng Kỹ thuật Quân sự Lesany (Cộng hòa Czech) đã diễn ra Ngày Xe tăng 2013 với sự xuất hiện của nhiều phương tiện chiến tranh.

Ngắm dàn xe “lạ” tại Ngày Xe tăng 2013
Ngày Xe tăng là hoạt động thường niên của Bảo tàng Lesany diễn ra vào cuối tháng 8 – đầu tháng 9 hàng năm với sự tham gia của phương tiện quân sự mà bảo tàng lưu giữ. Hiện nay, Lesany lưu giữ khoảng 700 xe tăng, pháo, xe mô tô, xe bọc thép, xe tải, hệ thống tên lửa...được chế tạo từ năm 1890 tới tận ngày nay.
 Ngày Xe tăng là hoạt động thường niên của Bảo tàng Lesany diễn ra vào cuối tháng 8 – đầu tháng 9 hàng năm với sự tham gia của phương tiện quân sự mà bảo tàng lưu giữ. Hiện nay, Lesany lưu giữ khoảng 700 xe tăng, pháo, xe mô tô, xe bọc thép, xe tải, hệ thống tên lửa...được chế tạo từ năm 1890 tới tận ngày nay.
Ngoài sự trình diễn phương tiện chiến tranh hiện đại, điểm lý thú nhất trong Ngày Xe tăng hàng năm đó là sự xuất hiện của phương tiện có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ 2 với hình dáng “kỳ cục”. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nhẹ Panzerkampfwagen 35(t) do Công ty Skoda (Czech) phát triển nhưng lại chủ yếu được sử dụng bởi Phát xít Đức. Mẫu xe tăng này có thân hình “mi nhon” với tổng trọng lượng 10,5 tấn, dài chỉ 4,9m, rộng 2,06m và cao 2,37m, kíp lái 4 người. Xe trang bị một khẩu pháo 37mm và 2 đại liên 7,92mm, bọc giáp dày 8-35mm.
  Ngoài sự trình diễn phương tiện chiến tranh hiện đại, điểm lý thú nhất trong Ngày Xe tăng hàng năm đó là sự xuất hiện của phương tiện có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ 2 với hình dáng “kỳ cục”. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nhẹ Panzerkampfwagen 35(t) do Công ty Skoda (Czech) phát triển nhưng lại chủ yếu được sử dụng bởi Phát xít Đức. Mẫu xe tăng này có thân hình “mi nhon” với tổng trọng lượng 10,5 tấn, dài chỉ 4,9m, rộng 2,06m và cao 2,37m, kíp lái 4 người. Xe trang bị một khẩu pháo 37mm và 2 đại liên 7,92mm, bọc giáp dày 8-35mm.

Ngắm xe tăng – bọc thép “khủng” của Nga ở REA 2013

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh xe tăng, xe chiến đấu bọc thép hiện đại, “hầm hố” được các công ty quốc phòng Nga đem tới triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil.

Ngắm xe tăng – bọc thép “khủng” của Nga ở REA 2013
Đây là triển lãm vũ khí Nga nên lẽ dĩ nhiên “hàng Nga” chiếm ưu thế lớn tại đây, trong khi vũ khí phương Tây chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Các loại vũ khí xuất hiện ở Nizhny Tagil chủ yếu là xe tăng, xe bọc thép, phương tiện cứu kéo, rà phá mìn và có thể có cả xe pháo – tên lửa phòng không.
 Đây là triển lãm vũ khí Nga nên lẽ dĩ nhiên “hàng Nga” chiếm ưu thế lớn tại đây, trong khi vũ khí phương Tây chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Các loại vũ khí xuất hiện ở Nizhny Tagil chủ yếu là xe tăng, xe bọc thép, phương tiện cứu kéo, rà phá mìn và có thể có cả xe pháo – tên lửa phòng không.
Trong ảnh là “họ hàng” nhà xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90 nổi tiếng của Nga, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Những chiếc T-72, T-90 đã đem lại ngôi vị “nhà xuất khẩu xe tăng số 1 thế giới” trong nhiều năm qua. Và dự tính tới năm 2016, nước Nga vẫn sẽ nắm giữ vị trí này với thị phần chiếm 50%.
 Trong ảnh là “họ hàng” nhà xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90 nổi tiếng của Nga, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Những chiếc T-72, T-90 đã đem lại ngôi vị “nhà xuất khẩu xe tăng số 1 thế giới” trong nhiều năm qua. Và dự tính tới năm 2016, nước Nga vẫn sẽ nắm giữ vị trí này với thị phần chiếm 50%.

“Xe tăng bay” T-80 lội nước thế nào?

(Kiến Thức) - Cùng xem chiến sĩ lái xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 của Sư đoàn Kantemirov (Quân đội Nga) thực hiện bài huấn luyện cho xe tăng đi ngầm dưới mặt nước.

“Xe tăng bay” T-80 lội nước thế nào?
Thiết kế các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga đều có khả năng lội nước khi cần để vượt qua các đoạn sông khi không có công binh hỗ trợ trên chiến trường. Khác với xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chiến đấu có thể bơi trên mặt nước, do trọng lượng quá nặng xe tăng chiến đấu chủ lực chỉ có thể đi ngầm dưới mặt nước. Đây luôn là thử thách hết sức khó khăn với chiến sĩ lái tăng vì tính rủi ro rất cao (ví dụ xe tăng chết máy dưới mặt nước và bị mắc kẹt). Trong ảnh là buổi huấn luyện lái xe tăng T-80 vượt sông của chiến sĩ Sư đoàn Kantemirov (Quân đội Nga).
  Thiết kế các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga đều có khả năng lội nước khi cần để vượt qua các đoạn sông khi không có công binh hỗ trợ trên chiến trường. Khác với xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chiến đấu có thể bơi trên mặt nước, do trọng lượng quá nặng xe tăng chiến đấu chủ lực chỉ có thể đi ngầm dưới mặt nước. Đây luôn là thử thách hết sức khó khăn với chiến sĩ lái tăng vì tính rủi ro rất cao (ví dụ xe tăng chết máy dưới mặt nước và bị mắc kẹt). Trong ảnh là buổi huấn luyện lái xe tăng T-80 vượt sông của chiến sĩ Sư đoàn Kantemirov (Quân đội Nga).
Thử thách của buổi lái tăng là vượt qua đoạn sông sâu 4m, rộng 140m. Kích thước này có vẻ bình thường nhưng với các chiến sĩ lái tăng thì đây là thử thách khó khăn vì chỉ cần một sai sót nhỏ, kíp xe sẽ cùng khối sắt thép “nằm luôn” dưới lòng sông. Trong ảnh có thể thấy một trong 2 chiếc xe tăng gắn các thiết bị hỗ trợ vượt sông OPVT.
 Thử thách của buổi lái tăng là vượt qua đoạn sông sâu 4m, rộng 140m. Kích thước này có vẻ bình thường nhưng với các chiến sĩ lái tăng thì đây là thử thách khó khăn vì chỉ cần một sai sót nhỏ, kíp xe sẽ cùng khối sắt thép “nằm luôn” dưới lòng sông. Trong ảnh có thể thấy một trong 2 chiếc xe tăng gắn các thiết bị hỗ trợ vượt sông OPVT.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới