Mổ xẻ siêu hạm USS Fort Worth Mỹ sắp tới Việt Nam

Mổ xẻ siêu hạm USS Fort Worth Mỹ sắp tới Việt Nam

(Kiến Thức) - Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth và tàu khu trục tên lửa USS Fitzgerald (DDG 62) của Hải quân Mỹ sẽ cập cảng Đà Nẵng (Việt Nam) vào tuần tới.

Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM cho biết, 2 tàu chiến hiện đại của Hải quân Mỹ gồm tàu khu trục tên lửa USS Fitzgerald (DDG 62) và  tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) sẽ cập cảng Đà Nẵng (Việt Nam) vào đầu tuần sau. Chuyến thăm nằm trong chương trình giao lưu thường niên nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM cho biết, 2 tàu chiến hiện đại của Hải quân Mỹ gồm tàu khu trục tên lửa USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) sẽ cập cảng Đà Nẵng (Việt Nam) vào đầu tuần sau. Chuyến thăm nằm trong chương trình giao lưu thường niên nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Hoạt động Giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 (NEA) giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ bắt đầu vào ngày 6/4. Hoạt động này tập trung vào một loạt sự kiện và hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, buổi hòa nhạc, phục vụ cộng đồng và giao lưu thể thao.
Hoạt động Giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 (NEA) giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ bắt đầu vào ngày 6/4. Hoạt động này tập trung vào một loạt sự kiện và hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, buổi hòa nhạc, phục vụ cộng đồng và giao lưu thể thao.
USS Fort Worth (LCS-3) là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu chiến đấu ven biển (Littoral Combat Ship – LCS) Freedom được thiết kế để đáp ứng khẩn cấp các nhiệm vụ hoạt động ở vùng nước nông chống lại mối đe dọa “phi đối xứng”, tàu ngầm chạy động cơ diesel và các vụ khủng bố dùng tàu (thuyền) cao tốc.
USS Fort Worth (LCS-3) là chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu chiến đấu ven biển (Littoral Combat Ship – LCS) Freedom được thiết kế để đáp ứng khẩn cấp các nhiệm vụ hoạt động ở vùng nước nông chống lại mối đe dọa “phi đối xứng”, tàu ngầm chạy động cơ diesel và các vụ khủng bố dùng tàu (thuyền) cao tốc.
 Con tàu được khởi đóng ngày 11/7/2009 tại xưởng Marinette Marine, hạ thủy ngày 7/12/2010, chính thức biên chế ngày 22/9/2012, căn cứ đóng tại San Diego.
Con tàu được khởi đóng ngày 11/7/2009 tại xưởng Marinette Marine, hạ thủy ngày 7/12/2010, chính thức biên chế ngày 22/9/2012, căn cứ đóng tại San Diego.
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth có lượng giãn nước toàn tải 3.450 tấn, dài 118m, rộng 17,7m, mớn nước 3,9m, thủy thủ đoàn chỉ 50 người.
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth có lượng giãn nước toàn tải 3.450 tấn, dài 118m, rộng 17,7m, mớn nước 3,9m, thủy thủ đoàn chỉ 50 người.
Tàu được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại bao gồm: Radar tìm kiếm mục tiêu TRS-3D được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động ở ven bờ nơi mục tiêu thường lẫn lộn giữa mặt nước và bờ biển, cung cấp khả năng giám sát trên không trên biển, trên bờ cùng lúc; hệ thống dữ liệu chiến đấu COMBATSS-21; hệ thống định vị thủy âm kéo theo AN/SQR-20; hệ thống chiến tranh điện tử Argon ST WBR-2000 và hệ thống mồi bẫy hồng ngoại Terma A/S SKWS.
Tàu được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại bao gồm: Radar tìm kiếm mục tiêu TRS-3D được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động ở ven bờ nơi mục tiêu thường lẫn lộn giữa mặt nước và bờ biển, cung cấp khả năng giám sát trên không trên biển, trên bờ cùng lúc; hệ thống dữ liệu chiến đấu COMBATSS-21; hệ thống định vị thủy âm kéo theo AN/SQR-20; hệ thống chiến tranh điện tử Argon ST WBR-2000 và hệ thống mồi bẫy hồng ngoại Terma A/S SKWS.
Về mặt hỏa lực, tàu chiến USS Fort Worth được trang bị hệ thống vũ khí tương đối “nhẹ”. Tuy nhiên, nhờ thiết kế theo dạng module cho phép hoán đổi các nhiệm vụ một cách nhanh chóng (trong vòng 24 tiếng). Vì thế khi cần, nó có thể trang bị thêm các module vũ khí, hệ thống rà phá thủy lôi và hệ thống dò tìm tàu ngầm. Trong ảnh là hải pháo Mk 110 57mm đang nã đạn tấn công mục tiêu trên biển (cơ số đạn 400 viên, tầm bắn 14km, tốc độ bắn 220 phát/phút).
Về mặt hỏa lực, tàu chiến USS Fort Worth được trang bị hệ thống vũ khí tương đối “nhẹ”. Tuy nhiên, nhờ thiết kế theo dạng module cho phép hoán đổi các nhiệm vụ một cách nhanh chóng (trong vòng 24 tiếng). Vì thế khi cần, nó có thể trang bị thêm các module vũ khí, hệ thống rà phá thủy lôi và hệ thống dò tìm tàu ngầm. Trong ảnh là hải pháo Mk 110 57mm đang nã đạn tấn công mục tiêu trên biển (cơ số đạn 400 viên, tầm bắn 14km, tốc độ bắn 220 phát/phút).
Trong tác chiến phòng không, USS Fort Worth được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm nhiệt RIM-116 RAM chuyên đánh chặn tên lửa diệt hạm. Trong ảnh, bệ phóng Mk 49 (21 ống phóng) đang bắn tên lửa RIM-116, tầm bắn 9km, tốc độ Mach 2,0, lắp đầu nổ phá mảnh 11,3kg.
Trong tác chiến phòng không, USS Fort Worth được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm nhiệt RIM-116 RAM chuyên đánh chặn tên lửa diệt hạm. Trong ảnh, bệ phóng Mk 49 (21 ống phóng) đang bắn tên lửa RIM-116, tầm bắn 9km, tốc độ Mach 2,0, lắp đầu nổ phá mảnh 11,3kg.
Trong tác chiến chống ngầm, USS Fort Worth trang bị ngư lôi hạng nhẹ 324mm Mk 50 chuyên chống tàu ngầm tốc độ cao, lặn sâu. Mk 50 trang bị đầu nổ mạnh 45kg, tầm bắn 15km, xuyên sâu xuống mặt nước 580m, dùng đầu tự dẫn chủ động hoặc bị động thủy âm.
Trong tác chiến chống ngầm, USS Fort Worth trang bị ngư lôi hạng nhẹ 324mm Mk 50 chuyên chống tàu ngầm tốc độ cao, lặn sâu. Mk 50 trang bị đầu nổ mạnh 45kg, tầm bắn 15km, xuyên sâu xuống mặt nước 580m, dùng đầu tự dẫn chủ động hoặc bị động thủy âm.
Sàn đáp trực thăng phía sau của tàu được thiết kế lớn hơn 1,5 lần so với các sàn đáp tiêu chuẩn trên tàu chiến. Nó cung cấp khả năng hoạt động cho 2 trực thăng đa năng MH-60 Seahawk hoặc trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
Sàn đáp trực thăng phía sau của tàu được thiết kế lớn hơn 1,5 lần so với các sàn đáp tiêu chuẩn trên tàu chiến. Nó cung cấp khả năng hoạt động cho 2 trực thăng đa năng MH-60 Seahawk hoặc trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
Tàu sử dụng hệ thống động lực kết hợp động cơ tuabin khí và động cơ diesel cùng 4 động cơ phản lực nước. Hệ thống động lực này giúp con tàu hơn 3.000 tấn có thể di chuyển trên biển với tốc độ tối đa lên đến 87km/h trong điều kiện biển động cấp 3, tầm hoạt động khoảng 6.500km với tốc độ trung bình 33km/h. Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 21 ngày.
Tàu sử dụng hệ thống động lực kết hợp động cơ tuabin khí và động cơ diesel cùng 4 động cơ phản lực nước. Hệ thống động lực này giúp con tàu hơn 3.000 tấn có thể di chuyển trên biển với tốc độ tối đa lên đến 87km/h trong điều kiện biển động cấp 3, tầm hoạt động khoảng 6.500km với tốc độ trung bình 33km/h. Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 21 ngày.
Còn USS Fitzgerald (DDG-62) thuộc lớp tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến cùng các loại tên lửa phòng không, chống hạm cực kỳ hiện đại. Các kiểu tàu tương tự như Fitzgerald cũng tham gia nhiều chuyến thăm Việt Nam trước đây.
Còn USS Fitzgerald (DDG-62) thuộc lớp tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến cùng các loại tên lửa phòng không, chống hạm cực kỳ hiện đại. Các kiểu tàu tương tự như Fitzgerald cũng tham gia nhiều chuyến thăm Việt Nam trước đây.

GALLERY MỚI NHẤT