Mổ xẻ lá chắn tên lửa của Mỹ khiến Nga “sôi máu”

Mổ xẻ lá chắn tên lửa của Mỹ khiến Nga “sôi máu”

(Kiến Thức) - Việc Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa đặt tại Romania đang khiến chính giới Nga sục sôi suốt nhiều ngày qua. Vậy hệ thống phòng thủ này gồm những gì? 

Hôm 12/5, quan chức Mỹ và NATO tuyên bố đưa vào hoạt động căn cứ phòng thủ tên lửa đạn đạo đặt ở miền Nam Romania. Mặc dù phía Mỹ cho rằng,  lá chắn tên lửa được thiết lập để bắn hạ các tên lửa đạn đạo từ những quốc gia như Iran mà Washington cho là một ngày nào đó có thể vươn tới các thành phố lớn của châu Âu. Nhưng Moscow đã ngay lập tức phản bác lại điều này, và cho rằng lá chắn tên lửa này nhắm tới nước Nga hơn là Iran. Việc kích hoạt hệ thống phòng thủ này nhiều ngày qua tiếp tục đẩy quan hệ Nga – Mỹ - NATO leo thang căng thẳng.
Hôm 12/5, quan chức Mỹ và NATO tuyên bố đưa vào hoạt động căn cứ phòng thủ tên lửa đạn đạo đặt ở miền Nam Romania. Mặc dù phía Mỹ cho rằng, lá chắn tên lửa được thiết lập để bắn hạ các tên lửa đạn đạo từ những quốc gia như Iran mà Washington cho là một ngày nào đó có thể vươn tới các thành phố lớn của châu Âu. Nhưng Moscow đã ngay lập tức phản bác lại điều này, và cho rằng lá chắn tên lửa này nhắm tới nước Nga hơn là Iran. Việc kích hoạt hệ thống phòng thủ này nhiều ngày qua tiếp tục đẩy quan hệ Nga – Mỹ - NATO leo thang căng thẳng.
Lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở miền Nam Romania thực ra là phiên bản trên đất liền hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mà Mỹ trang bị trên các tàu chiến mặt nước. Hệ thống phòng thủ này còn có tên gọi khác là Aegis Ashore được thiết kế triển khai khả năng đánh chặn mục tiêu đạn đạo trên đất liền.
Lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở miền Nam Romania thực ra là phiên bản trên đất liền hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mà Mỹ trang bị trên các tàu chiến mặt nước. Hệ thống phòng thủ này còn có tên gọi khác là Aegis Ashore được thiết kế triển khai khả năng đánh chặn mục tiêu đạn đạo trên đất liền.
Lá chắn tên lửa Aegis Ashore có hai thành tố chính gồm: Radar mạng pha AN/SPY-1 và hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với tên lửa đánh chặn SM-3 tối tân. Ảnh: Đài radar SPY-1 đặt trên đất liền nhìn rất giống thượng tầng tàu khu trục Arleigh Burke hay tuần dương hạm Ticonderoga.
Lá chắn tên lửa Aegis Ashore có hai thành tố chính gồm: Radar mạng pha AN/SPY-1 và hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với tên lửa đánh chặn SM-3 tối tân. Ảnh: Đài radar SPY-1 đặt trên đất liền nhìn rất giống thượng tầng tàu khu trục Arleigh Burke hay tuần dương hạm Ticonderoga.
AN/SPY-1 là siêu radar mạng pha chủ động được thiết kế để giám sát, phát hiện và theo dõi các mục tiêu cũng như có khả năng điều khiển hỏa lực tên lửa đánh chặn. Hệ thống gồm hệ thống máy tính vận hành phức tạp, sử dụng 4 cụm anten mạng pha lớn bao quát khu vực 360 độ.
AN/SPY-1 là siêu radar mạng pha chủ động được thiết kế để giám sát, phát hiện và theo dõi các mục tiêu cũng như có khả năng điều khiển hỏa lực tên lửa đánh chặn. Hệ thống gồm hệ thống máy tính vận hành phức tạp, sử dụng 4 cụm anten mạng pha lớn bao quát khu vực 360 độ.
Theo một số nguồn tin, hệ thống radar AN/SPY-1 có khả năng phát hiện mọi mục tiêu khí động gồm cả tên lửa đạn đạo tầm trung –xa, phạm vi trinh sát đến 1.000km. Đây là một trong những loại radar phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay.
Theo một số nguồn tin, hệ thống radar AN/SPY-1 có khả năng phát hiện mọi mục tiêu khí động gồm cả tên lửa đạn đạo tầm trung –xa, phạm vi trinh sát đến 1.000km. Đây là một trong những loại radar phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay.
Vũ khí chủ lực của lá chắn tên lửa Mỹ là các tên lửa đánh chặn SM-3 đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 triển khai trên đất liền.
Vũ khí chủ lực của lá chắn tên lửa Mỹ là các tên lửa đánh chặn SM-3 đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 triển khai trên đất liền.
Ảnh đồ họa SM-3 rời bệ phóng Mk41.
Ảnh đồ họa SM-3 rời bệ phóng Mk41.
Tên lửa SM-3 có khả năng bắn chặn hầu hết các loại tên lửa đạn đạo (gồm cả liên lục địa) từ ngoài tầng khí quyển, với tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km.
Tên lửa SM-3 có khả năng bắn chặn hầu hết các loại tên lửa đạn đạo (gồm cả liên lục địa) từ ngoài tầng khí quyển, với tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km.
Nguyên lý hoạt động của tên lửa là, khi hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí Aegis dựa vào các thông số cần thiết (tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay) tính toán một giải pháp đánh chặn. Sau đó, hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu. SM-3 rời bệ phóng thẳng đứng Mk41 bằng tầng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn Mk-72 4 loa phụt. Giai đoạn này tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính.
Nguyên lý hoạt động của tên lửa là, khi hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí Aegis dựa vào các thông số cần thiết (tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay) tính toán một giải pháp đánh chặn. Sau đó, hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu. SM-3 rời bệ phóng thẳng đứng Mk41 bằng tầng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn Mk-72 4 loa phụt. Giai đoạn này tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính.
Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ sẽ tách tầng khởi tốc Mk-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc – hành trình 2 chế độ Mk-104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 trên tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ sẽ tách tầng khởi tốc Mk-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc – hành trình 2 chế độ Mk-104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 trên tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Sau khi tách tầng đẩy Mk-104, tầng 3 động cơ đẩy tăng cường Mk-136 (cháy trong 30 giây) sẽ được kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển.
Sau khi tách tầng đẩy Mk-104, tầng 3 động cơ đẩy tăng cường Mk-136 (cháy trong 30 giây) sẽ được kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển.
Cuối cùng, khi tên lửa tách tầng đẩy Mk-136, thì kết cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) nặng 23kg được kích hoạt. Trong module LEAP tích hợp đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì thuốc nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun (tương đương với 31kg thuốc nổ TNT) đủ khả năng phá hủy mục tiêu tên lửa đạn đạo.
Cuối cùng, khi tên lửa tách tầng đẩy Mk-136, thì kết cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) nặng 23kg được kích hoạt. Trong module LEAP tích hợp đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì thuốc nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun (tương đương với 31kg thuốc nổ TNT) đủ khả năng phá hủy mục tiêu tên lửa đạn đạo.

GALLERY MỚI NHẤT