Chiến dịch Argus
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đối đầu Liên Xô - Mỹ leo thang, quân đội Mỹ đã thực hiện chiến dịch tuyệt mật mang tên Chiến dịch Argus (Operation Argus). Theo đó, các tên lửa hạt nhân được khai hỏa từ các tàu trên biển là một phần trong Chiến dịch Argus. Vào các ngày 27/8, 30/8 và 6/9/1950, các đầu đạn hạt nhân được bắn thẳng vào không gian bởi các tên lửa X-17 từ boong của một chiếc tàu chiến Mỹ ở ngoài khơi Nam Phi. Những tên lửa này đã bay gần 483 km ra ngoài không gian.
Lý do quân đội Mỹ thực hiện những vụ thử hạt nhân ngoài không gian đó được nhiều chuyên gia tìm hiểu. Theo đó, một nhà khoa học đưa ra giả thuyết vụ nổ bom hạt nhân trong từ trường Trái đất (bên trên khí quyển Trái đất) có thể tạo ra một xung điện tử làm vô hiệu hóa các loại tên lửa liên lục địa (ICBM) của Liên Xô. Mặc dù vậy dự án này không tạo ra xung điện từ đủ lớn để làm vô hiệu hóa các tên lửa liên lục địa. Do vậy, dự án này trở nên vô ích, không có hiệu quả và tốn kém nên bị hủy bỏ.
Dự án Teak và Orange
Dự án Teak và Orange (Project Teak and Orange) là một trong những dự án sai lầm, nguy hiểm nhất của Mỹ. Theo đó, Teak và Orange là 2 thiết bị hạt nhân siêu lớn, có sức công phá vào khoảng 3,8 Megaton, được dự định cho phát nổ trong bầu khí quyển của Trái đất ngay bên trên đảo san hô vòng Johnston, nằm cách quần đảo Hawaii hơn 1.200 km về phía Tây. Theo kế hoạch, Teak được dự định cho phát nổ ở độ cao hơn 80 km và Orange phát nổ ở độ cao 45 km bên tầng trên của khí quyển.
Mục đích của những thử nghiệm này là giúp Mỹ có một thước đo để xác định nếu như Liên Xô có các vụ thử nghiệm tương tự. Những vụ nổ kinh hoàng này đã được Mỹ "bật đèn xanh" vào thời Chiến tranh Lạnh, những năm 1950 -1960.
Sức ảnh hưởng của vụ nổ thiết bị hạt nhân có sức lên tới 3,8 công phá vào khoảng 3,8 Megaton ở khoảng cách như trên sẽ có tác động như thế nào là một trong những câu hỏi được đặt ra. Theo đó, bất cứ người nào nhìn lên bầu trời mà không có kính bảo hộ vào thời điểm vụ nổ diễn ra sẽ bị mù. Không chỉ con người mà hàng trăm động vật như khỉ, thỏ... cũng bị tác động tương tự. Từ Guam đến Đảo Wake đến đảo Maui, bầu trời đang xanh trong chuyển sang đỏ rực, trắng và xám, tạo ra một vầng hào quang kéo dài hơn 3.000 km. Liên lạc bằng radio ở khu vực Thái Bình Dương sẽ bị tê liệt phần lớn.
Trước khi vụ thử nghiệm diễn ra, các nhà khoa học còn cảnh báo vụ nổ sẽ có gây ra lỗ thủng ở tầng Ozone. Bất chấp cảnh báo đó, Teak và Orange vẫn được quân đội Mỹ cho phát nổ.
Dự án Kempster - Lacroix
Trong việc phát triển thế hệ máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ, được gọi là "Oxcart", tất cả các ứng dụng công nghệ mới đã được tạo ra tại Khu vực 51 (Area 51 - căn cứ quân sự tuyệt mật của Mỹ) đều được ứng dụng khiến cho máy bay có thể "tàng hình" trước radar của đối phương, hay ít nhất là chỉ để lại trên một hình ảnh nhỏ trên màn hình radar.
Khi Tổng thống Kennedy giao nhiệm vụ cho Oxcart giám sát mọi động tĩnh ở Cuba để phát hiện các tên lửa hạt nhân được Liên Xô bí mật bố trí ở quốc gia này thì mẫu máy bay tàng hình đó vẫn chưa sẵn sàng hoạt động.
Tại Khu vực 51, các nhà khoa học thực hiện Dự án Kemper-Lacroix với ý tưởng gắn 2 khẩu súng điện khổng lồ nằm ở 2 bên thân máy bay. 2 khẩu súng này sẽ bắn ra một đám mây ion rộng 7,62m tỏa ra phía trước máy bay (khi đó máy bay vẫn bay với tốc độ Mach 3). Đám mây ion vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ sóng radar của đối phương từ dưới đất, làm tăng thêm khả năng tàng hình của máy bay.
Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm mẫu máy bay này khiến các nhà khoa học thất vọng. Bởi lẽ, các chuyên gia phát hiện bức xạ có thể giết chết phi công. Vì vậy, các kỹ sư đã nghiên cứu và phát triển ra loại lá chắn tia X để các phi công có thể mặc vào nhằm bảo vệ cơ thể, chống lại bức xạ. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, các phi công mang những lá chắn đầu tiên đó cho hay nó quá cồng kềnh, gây bất tiện cho họ khi điều khiển máy bay. Cuối cùng, dự án Kemper-Lacroix bị hủy bỏ.
Video Biển Đông bất ổn, Mỹ sẽ động binh? (nguồn: VTC1):