Mở mộ con trai vị tướng tài của Lưu Bị, giật mình sự thật

Mãnh tướng Ngụy Diên dưới thời Lưu Bị là nhân vật xuất chúng, chức danh chỉ đứng sau Gia Cát Lượng, người con trai cả của ông cũng là một thần đồng binh pháp ngay từ nhỏ.

Phát hiện sau trận mưa lớn

Vào tháng 7/2016, một cơn bão xối xả ập đến Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Sáng hôm sau người dân vô tình phát hiện dấu hiệu của một ngôi mộ cổ xuất hiện bên đường, các chuyên gia của Cục Di tích Trung Quốc đã tức tốc đến hiện trường ngay sau khi nhận được tin báo.

Sau khi tiến hành công tác khảo sát đơn giản, do chịu sự ảnh hưởng của mưa bão lớn trong nhiều ngày nên đội khảo cổ phải thực hiện công tác khai quật ngay lập tức để nhanh chóng cứu hộ ngôi mộ cổ này.

Chỉ 2 ngày sau, đội khảo cổ đã tiến vào được bên trong ngôi mộ và cảnh tượng trước mắt khiến mọi người không khỏi "mắt chữ A, mồm chữ O". Bên ngoài nhìn trông đơn sơ tồi tàn là thế, vậy mà vừa đặt chân bước vào thì khắp mặt đất và bên trong quan tài phủ đầy đồ sứ, ngọc, vàng, bạc mang đặc trưng của thời nhà Hán.

Mo mo con trai vi tuong tai cua Luu Bi, giat minh su that

Di vật được tìm thấy bên trong ngôi mộ. Hình ảnh: Netease

Tổng số lượng di vật tùy táng được tìm thấy trong ngôi mộ ven đường này lên đến gần 100 món. Thật sự là một con số không hề tầm thường đối với ngôi mộ được chôn cất đơn giản như vậy!

Thi thể kỳ dị cùng 33 bánh vàng

Theo ghi chép trên tấm văn bia, các nhà khảo cổ học đã cơ bản xác định được danh tính của chủ nhân ngôi mộ. Đó là Ngụy Tùng – thứ trưởng tử (con trai cả nhưng của thê thiếp) của Ngụy Diên.

Năm sinh của Ngụy Tùng không rõ, ước tính vào khoảng thời gian Ngụy Diên đã bước chân vào nhà Thục nhưng chưa được phong chức Hán Trung thái thú.
Ngụy Diên nổi danh là đại tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Trong chiến dịch Bắc Phạt của Gia Cát Lượng, ông từng làm đến chức Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thái thú, Nam Trịnh hầu (chỉ đứng sau Thừa tướng Gia Cát Lượng).

Ngụy Tùng từ nhỏ đã khác với người cha khiêm nhường, ông luôn luôn thể hiện mình là người thông thạo võ nghệ cùng với tài thao lược binh pháp xuất chúng. Ngụy Tùng cũng công khai phản đối những ý định sắp xếp của cha đối với mình.

Ngụy Diên cũng không hề tức giận, ngược lại càng chiều chuộng cậu con trai trưởng tài giỏi hơn người này. Năm 221 sau Công nguyên, Lưu Bị xưng đế, Ngụy Diên trở thành Chinh Bắc tướng quân. Tuy nhiên không lâu sau đó, Ngụy Tùng mắc phải căn bệnh nặng và không may qua đời.

Ngụy Diên vô cùng đau buồn về sự ra đi quá sớm của người con trai yêu quý, vì vậy ông đã tìm một nơi phong thủy bảo địa ở ngoại ô Hán Trung, chôn cất Ngụy Tùng và đặt một lượng lớn đồ tùy táng quý giá vào đó.

Như thường lệ, các nhà khảo cổ mở quan tài của Ngụy Tùng để xác định xem còn có đồ tùy táng nào bên trong nữa hay không. Tuy nhiên, sau khi mở quan tài, họ nhìn thấy một cái xác rất "quái dị", hóa ra cái xác của Ngụy Tùng là một thi thể đen xì. Thông qua khám nghiệm tử thi, các chuyên gia đưa ra kết luận người con trai của Ngụy Diên đã bị đầu độc chết.

Rõ ràng là con trai của Ngụy Diên đã bị đầu độc chết chứ không phải một căn bệnh nan y nào khác. Nhưng chắc hẳn Ngụy Diên lúc ấy không hề biết chuyện này thế nên cái chết của Ngụy Tùng chỉ được ghi vào sách sử với căn bệnh nan y ác tính. Thật là đáng thương cho tình cảm phụ tử mà Ngụy Diên dành cho con trai, bởi đến khi chết đi, ông cũng không biết con trai mình đã chết vì bị hạ độc.

Mo mo con trai vi tuong tai cua Luu Bi, giat minh su that-Hinh-2

Những bánh vàng được tìm thấy trong ngôi mộ của Ngụy Tùng. Hình ảnh: 163.com

Kỳ lạ hơn là họ còn phát hiện ra 33 bánh vàng được bày xung quanh thi thể của Ngụy Tùng!

Trong quan niệm trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, người Trung Quốc cổ đại tin rằng số 33 tượng trưng cho ý nghĩa "tam sinh vạn vật" tạm hiểu là "Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Trong vạn vật không có vật nào không cõng Âm và ôm Dương. Ở giữa là nguyên khí dung hòa". Chắc hẳn Ngụy Diên luôn hi vọng con trai mình được an nghỉ, về đến cõi cực lạc.

Tại sao khi Lưu Bị khởi binh, mẫu thân của ông “biến mất“?

Mẫu thân của Lưu Bị là quý nhân đầu tiên trong cuộc đời của ông, chỉ ra con đường thành công cho sự nghiệp của ông.

Thực tế đã chứng minh rằng, một người mẹ tốt có ảnh hưởng rất lớn tới một đứa trẻ, mẫu thân của Lưu Bị tuy chẳng phải là người có danh tiếng hiển hách gì nhưng bà có cống hiến to lớn cho sự nghiệp của Lưu Bị. Tuy nhiên, sau khi Lưu Bị khởi binh lại không còn bất cứ tin tức gì về bà, tại sao lại như vậy?

Tai sao khi Luu Bi khoi binh, mau than cua ong “bien mat“?

Lý do cuối đời Tôn Quyền trở thành hôn quân

Trái ngược với những năm đầu trị vì sáng chói khi cùng Lưu Bị và Tào Tháo tạo nên thế chân vạc Tam Quốc, những năm cuối đời Tôn Quyền lại gắn liền với hình ảnh một "hôn quân".

Vì sao cuối đời Tôn Quyền lại trở thành hôn quân?

Tân Khí Tật, quan thời Nam Tống, nhà làm Từ nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc từng viết: "Niên thiếu vạn đâu mâu, tọa đoạn đông nam chiến vị hưu. Thiên hạ anh hùng thùy địch thủ? Tào Lưu. Sinh tử đang như Tôn trọng Mưu". Ý muốn nói Tôn Quyền từ khi còn trẻ đã thống trị vùng Giang Đông, thống lĩnh hàng vạn tướng sĩ xông pha khắp thiên hạ, trước giờ chưa từng cúi đầu nhận thua trước ai.

Đọc nhiều nhất

Tin mới