Mở mộ cổ Israel 2.300 tuổi, sửng sốt sự thật về Alexander Đại đế

Mở mộ cổ Israel 2.300 tuổi, sửng sốt sự thật về Alexander Đại đế

Các nhà nghiên cứu phát hiện tro cốt của một phụ nữ chôn cùng gương hộp bằng đồng khoảng 2.300 tuổi tại Israel. Họ cho hay đây có thể là một kỹ nữ hạng sang đã đồng hành cùng quân đội của Alexander Đại đế.

 Alexander Đại đế là một trong những hoàng đế, nhà chinh phục xuất sắc nhất lịch sử cổ đại. Ông đã trị vì Macedonia từ năm 20 tuổi. Trong 12 năm tiếp theo, ông đã dẫn quân chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm các thành bang Hy Lạp.
Alexander Đại đế là một trong những hoàng đế, nhà chinh phục xuất sắc nhất lịch sử cổ đại. Ông đã trị vì Macedonia từ năm 20 tuổi. Trong 12 năm tiếp theo, ông đã dẫn quân chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm các thành bang Hy Lạp.
Trong những năm qua, giới chuyên gia đã có những khám phá quan trọng về Alexander Đại đế và đội quân giúp ông chinh phục thế giới. Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu tìm thấy một ngôi mộ ở Israel có chứa tro cốt của một phụ nữ qua đời cách đây khoảng 2.300 tuổi.
Trong những năm qua, giới chuyên gia đã có những khám phá quan trọng về Alexander Đại đế và đội quân giúp ông chinh phục thế giới. Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu tìm thấy một ngôi mộ ở Israel có chứa tro cốt của một phụ nữ qua đời cách đây khoảng 2.300 tuổi.
Theo các nhà nghiên cứu, người phụ nữ này được chôn cùng một chiếc gương hộp bằng đồng. Cổ vật này được trang trí công phu. Ngoài ra, họ còn tìm thấy hàng loạt đinh sắt uốn cong trong mộ.
Theo các nhà nghiên cứu, người phụ nữ này được chôn cùng một chiếc gương hộp bằng đồng. Cổ vật này được trang trí công phu. Ngoài ra, họ còn tìm thấy hàng loạt đinh sắt uốn cong trong mộ.
Vị trí tìm thấy mộ cổ là cạnh xa lộ ở miền nam Jerusalem và cách xa các khu định cư. Sau khi qua đời vào khoảng thế kỷ 3 hoặc 4 trước Công nguyên, người phụ nữ được hỏa táng và chôn trong mộ cổ.
Vị trí tìm thấy mộ cổ là cạnh xa lộ ở miền nam Jerusalem và cách xa các khu định cư. Sau khi qua đời vào khoảng thế kỷ 3 hoặc 4 trước Công nguyên, người phụ nữ được hỏa táng và chôn trong mộ cổ.
"Đây thực tế là bằng chứng sớm nhất ở Israel về việc hỏa táng trong thời kỳ Hy Lạp hóa", tiến sĩ Guy Stiebel, một nhà khảo cổ học, cho biết.
"Đây thực tế là bằng chứng sớm nhất ở Israel về việc hỏa táng trong thời kỳ Hy Lạp hóa", tiến sĩ Guy Stiebel, một nhà khảo cổ học, cho biết.
Tiến sĩ Stiebel đặt ra câu hỏi tại sao mộ của một phụ nữ Hy Lạp lại nằm trên xa lộ dẫn đến Jerusalem, cách xa bất cứ địa điểm hay khu định cư nào trong thời kỳ đó? Đáp án cho câu hỏi này có thể được hé lộ thông qua những đồ tùy táng chôn cùng bà.
Tiến sĩ Stiebel đặt ra câu hỏi tại sao mộ của một phụ nữ Hy Lạp lại nằm trên xa lộ dẫn đến Jerusalem, cách xa bất cứ địa điểm hay khu định cư nào trong thời kỳ đó? Đáp án cho câu hỏi này có thể được hé lộ thông qua những đồ tùy táng chôn cùng bà.
Trong đó, gương hộp là vật dụng có phân chia giới tính, thường gắn liền với phụ nữ Hy Lạp. Loại gương này đôi khi được phụ nữ Hy Lạp mua như một phần của hồi môn trong đám cưới. Sau khi kết hôn, họ thường ở nhà và chắc chắn không rời khỏi Hy Lạp.
Trong đó, gương hộp là vật dụng có phân chia giới tính, thường gắn liền với phụ nữ Hy Lạp. Loại gương này đôi khi được phụ nữ Hy Lạp mua như một phần của hồi môn trong đám cưới. Sau khi kết hôn, họ thường ở nhà và chắc chắn không rời khỏi Hy Lạp.
Ngoài ra, gương hộp có thể là quà tặng mà một nhân vật chính trị hoặc quân sự thời kỳ Hy Lạp hóa trao cho kỹ nữ của mình (còn gọi là hetaira). Hetaira là người đi cùng các tướng sĩ và quan lại trong những chiến dịch quân sự ở nước ngoài và cung cấp nhiều dịch vụ.
Ngoài ra, gương hộp có thể là quà tặng mà một nhân vật chính trị hoặc quân sự thời kỳ Hy Lạp hóa trao cho kỹ nữ của mình (còn gọi là hetaira). Hetaira là người đi cùng các tướng sĩ và quan lại trong những chiến dịch quân sự ở nước ngoài và cung cấp nhiều dịch vụ.
Từ những phát hiện trên, các chuyên gia suy đoán ngôi mộ đó thuộc về một phụ nữ gốc Hy Lạp đi cùng thành viên cấp cao của quân đội hoặc nhà nước thời kỳ Hy Lạp hóa.
Từ những phát hiện trên, các chuyên gia suy đoán ngôi mộ đó thuộc về một phụ nữ gốc Hy Lạp đi cùng thành viên cấp cao của quân đội hoặc nhà nước thời kỳ Hy Lạp hóa.
Dựa vào niên đại ngôi mộ, nhiều khả năng nữ hetaira này đã đi theo người mà bà phục vụ tới Jerusalem trong một chiến dịch của Alexander Đại đế hoặc trong cuộc chiến Diadochi - cuộc xung đột nổ ra giữa các tướng lĩnh của Alexander Đại đế nhằm giành quyền kế vị.
Dựa vào niên đại ngôi mộ, nhiều khả năng nữ hetaira này đã đi theo người mà bà phục vụ tới Jerusalem trong một chiến dịch của Alexander Đại đế hoặc trong cuộc chiến Diadochi - cuộc xung đột nổ ra giữa các tướng lĩnh của Alexander Đại đế nhằm giành quyền kế vị.
Mời độc giả xem video: Sốc với tuyên bố mới về nơi chôn cất thật sự của Alexander Đại đế.

GALLERY MỚI NHẤT