Mở mộ cổ, giật mình thi hài không phải vua vẫn diện... long bào

Mở mộ cổ, giật mình thi hài không phải vua vẫn diện... long bào

Trong lúc khai quật một ngôi mộ cổ tại Nội Mông, các chuyên gia bất ngờ phát hiện một thi hài mặc long bào. Người này không phải hoàng đế mà là một phụ nữ.

Dưới thời phong kiến, long bào chỉ dành cho hoàng đế. Nó tượng trưng cho quyền lực, địa vị tối cao của nhà vua. Bất cứ kẻ nào bị phát hiện mặc long bào đều bị xử trảm. Thế nhưng, một chuyện hy hữu xảy ra là bên trong một mộ cổ có  thi hài mặc long bào là phụ nữ.
Dưới thời phong kiến, long bào chỉ dành cho hoàng đế. Nó tượng trưng cho quyền lực, địa vị tối cao của nhà vua. Bất cứ kẻ nào bị phát hiện mặc long bào đều bị xử trảm. Thế nhưng, một chuyện hy hữu xảy ra là bên trong một mộ cổ có thi hài mặc long bào là phụ nữ.
Cụ thể, năm 1972, các chuyên gia phát hiện một ngôi mộ cổ ở vùng Nội Mông. Khi khai quật ngôi mộ này, họ vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy một thi hài khoác trên người long bào.
Cụ thể, năm 1972, các chuyên gia phát hiện một ngôi mộ cổ ở vùng Nội Mông. Khi khai quật ngôi mộ này, họ vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy một thi hài khoác trên người long bào.
Tuy nhiên, người mặc long bào không phải hoàng đế. Thay vào đó, người mặc trang phục chỉ dành cho bậc đế vương là một phụ nữ. Điều này khiến giới chuyên gia vô cùng tò mò về danh tính người phụ nữ.
Tuy nhiên, người mặc long bào không phải hoàng đế. Thay vào đó, người mặc trang phục chỉ dành cho bậc đế vương là một phụ nữ. Điều này khiến giới chuyên gia vô cùng tò mò về danh tính người phụ nữ.
Theo đo đạc, ngôi mộ có chiều dài khoảng 105m, chiều rộng khoảng 45m. Bên trong ngôi mộ có rất nhiều đồ tùy táng giá trị được xác định có niên đại vào thời nhà Thanh.
Theo đo đạc, ngôi mộ có chiều dài khoảng 105m, chiều rộng khoảng 45m. Bên trong ngôi mộ có rất nhiều đồ tùy táng giá trị được xác định có niên đại vào thời nhà Thanh.
Thi hài người phụ nữ trong lăng mộ cao khoảng 1,5 - 1,6m, tóc đen và dài. Phần đầu hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc và đầu đội vương quan bằng vàng (tức mũ có hình chim phượng của hoàng hậu và các phi tần).
Thi hài người phụ nữ trong lăng mộ cao khoảng 1,5 - 1,6m, tóc đen và dài. Phần đầu hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc và đầu đội vương quan bằng vàng (tức mũ có hình chim phượng của hoàng hậu và các phi tần).
Với những cổ vật được tìm thấy, các chuyên gia xác định danh tính của người phụ nữ trên là Vinh Hiến Công Chúa - con gái thứ 4 của hoàng đế Khang Hy và Vinh phi Mã Giai thị.
Với những cổ vật được tìm thấy, các chuyên gia xác định danh tính của người phụ nữ trên là Vinh Hiến Công Chúa - con gái thứ 4 của hoàng đế Khang Hy và Vinh phi Mã Giai thị.
Vinh phi Mã Giai thị là sủng phi của hoàng đế Khang Hy. Bà sinh được 3 hoàng tử và 3 công chúa. Trong đó, 2 công chúa chết trẻ. Vì vậy, Vinh Hiến Công Chúa được vua cha yêu thương hết mực.
Vinh phi Mã Giai thị là sủng phi của hoàng đế Khang Hy. Bà sinh được 3 hoàng tử và 3 công chúa. Trong đó, 2 công chúa chết trẻ. Vì vậy, Vinh Hiến Công Chúa được vua cha yêu thương hết mực.
Đến tuổi trưởng thành, Vinh Hiến Công Chúa được sắp xếp hôn sự với Ô Nhĩ Cổn - con trai của Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ.
Đến tuổi trưởng thành, Vinh Hiến Công Chúa được sắp xếp hôn sự với Ô Nhĩ Cổn - con trai của Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ.
Sau khi Vinh Hiến Công Chúa kết hôn, hoàng đế Khang Hy nhiều lần đến thăm con gái lấy chồng xa. Đây là một vinh hạnh mà không phải công chúa nào cũng có vinh dự như nàng công chúa này.
Sau khi Vinh Hiến Công Chúa kết hôn, hoàng đế Khang Hy nhiều lần đến thăm con gái lấy chồng xa. Đây là một vinh hạnh mà không phải công chúa nào cũng có vinh dự như nàng công chúa này.
Vinh Hiến Công Chúa qua đời năm 56 tuổi. Khi bà mất, hoàng đế ban thưởng nhiều đồ giá trị, bao gồm một chiếc long bào. Bà là người đầu tiên trong lịch sử phong kiến được ban thưởng long bào. Do vậy, Vinh Hiến Công Chúa mặc long bào và được chôn cất trong lăng mộ khủng với nhiều ngọc ngà châu báu giá trị.
Vinh Hiến Công Chúa qua đời năm 56 tuổi. Khi bà mất, hoàng đế ban thưởng nhiều đồ giá trị, bao gồm một chiếc long bào. Bà là người đầu tiên trong lịch sử phong kiến được ban thưởng long bào. Do vậy, Vinh Hiến Công Chúa mặc long bào và được chôn cất trong lăng mộ khủng với nhiều ngọc ngà châu báu giá trị.
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.